Tư vấn bố trí thang máy và thang bộ cho nhà phố, nhà ốn

Thang máy gia đình có diện tích rất bé thế nhưng để bố trí vị trí hố thang máy làm sao cho phù hợp, tính toán công năng hợp lý là việc cực kỳ quan trọng. Thường sẽ có 02 cách bố trí thang máy và thang bộ, một là thang máy nằm cạnh thang bộ và hai là thang máy ở giữa thang bộ.

Hai phương án bố trí cầu thang máy và cầu thang bộ này đều có những ưu nhược điểm riêng, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết để Quý khách hàng tham khảo để đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

1. Phương án lắp cầu thang máy ở giữa thang bộ

Những nhà nào nên lắp thang máy ở giữa cầu thang bộ

– Nhà dự án: Là nhà được chủ đầu tư bàn giao thô có thể có hoặc không có xây sẳn hố thang máy. Nếu chủ nhà có ý định lắp thang máy phục vụ gia đình thì vị trí đầu tiên nên xem xét chính là phần giếng trời thang bộ.

– Nhà đang ở, chưa có hố thang, dùng khoảng giếng trời ở giữa thang bộ để lắp thang máy

Ưu điểm của phương án lắp đặt cầu thang máy trong lòng thang bộ

– Tiết kiệm diện tích

– Cầu thang bộ thoải hơn do tổng chiều dài cầu thang bộ dài hơn so với phương án thi công thang máy nằm cạnh thang bộ thế nên bố trí được nhiều bậc hơn nên chiều cao mỗi bậc cầu thang bộ cũng thấp hơn.

– Tiết kiệm chi phí làm tay vịn thang bộ: Khi lắp đặt thang máy gia đình ở giữa thang bộ thì không cần thiết phải làm tay vịn cho thang bộ nữa do đó gia chủ sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá

thiết kế thang máy ở giữa thang bộ

Nhược điểm

– Do không còn khoảng giếng trời ở giữa cầu thang nên ngôi nhà sẽ không lấy được ánh sáng tự nhiên, hơn nữa phần hố thang thông suốt từ dưới lên trên sẽ tạo cảm giác “chướng mắt”. Để khách phục nhược điểm này chúng tôi đề xuất giải pháp ốp kính toàn bộ vách hố thang máy.

Tuy nhiên Quý khách không nên chọn loại kính trong suốt mà nên chọn loại kính mờ để hạn chế nhìn thấy các chi tiết cấu tạo của thang máy như rail dẫn hướng, cáp tải, dây điện, cabin thang máy,….

Ngoài ra với những công trình nhà cải tạo thì nên chọn phương án dựng khung hố thang bằng thép để tiết kiệm tối đa diện tích, thời gian thi công nhanh, sạch mà khi kết hợp với kính sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

2. Phương án lắp thang máy bên cạnh thang bộ

Đây là phương án phổ biến nhất được dùng cho nhiều cho các công trình xây dựng nhà phố, nhà ống, những công trình có mặt tiền hẹp nhưng lại có chiều sâu tương đối lớn. Khi đó thang máy và thang bộ được bố trí ở giữa nhà, mỗi tầng chia thành 02 phòng.

Ưu điểm:

– Phần giếng trời giữa cầu thang bộ vẫn được giữ nguyên, đảm bảo mục đích lấy sáng, lưu thông không khí trong cả ngôi nhà.

thiet ke thang may o giua cau thang bo

– Phần cầu thang bộ tuy mất nhiều chi phí đầu tư hơn (do phải làm thêm phần tay vịn so với phương án 1) thế nhưng khi đó với hạng mục thang bộ vừa đạt công năng vừa đảm bảo mỹ quan và nếu đầu tư hơn đó cũng là một điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà.

Nhược điểm của giải pháp đặt thang máy bên cạnh cầu thang bộ

– Đây là giải pháp không phải công trình nào cũng có thể sử dụng được, đặc biệt là những công trình nhà cải tạo

– Cầu thang bộ sẽ có độ dốc cao hơn so với phương án 1.

– Với những nhà có trẻ nhỏ thì phần giếng trời trong lòng thang bộ sẽ tiềm tàng nhiều nguy hiểm nên gia chủ cần phải tính tới các giải pháp lắp thêm phụ kiện để đảm bảo an toàn như lưới an toàn cho cầu thang.

– Nếu tỉnh tổng diện tích cho cả hai hạng mục là thang máy và thang bộ thì phương án này tốn nhiều diện tích đấy hơn.

Kết luận:

  1. Nếu là công trình cải tạo thêm để lắp thang máy thì nên chọn phương án lắp thang máy ở giữa thang bộ và nên xây dựng hố thang bằng kết cấu khung thép.
  2. Nếu là nhà xây mới thì nên chọn phương án thang máy đặt bên cạnh thang bộ.

You might also like

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *