Thẻ: CẤU TẠO CỦA CABIN THANG MÁY

CẤU TẠO CỦA CABIN THANG MÁY

 Cabin thang máy là thiết bị chuyên dùng để di chuyển khách khi sử dụng thang máy. Cabin thang máy được cấu thành từ nhiều những bộ phận khác nhau.

Những bộ phận cấu tạo nên Cabin thang máy

Khung Chịu Lực

Khung này được làm bằng thép hoặc các vật liệu tương đương. Khung cabin được tính toán rất cẩn thận để đảm bảo an toàn và cho phép chịu lực lớn hơn mức tải trọng quy định của thang máy.

Khung được chia làm 3 phần: Khung trên, khung dưới và khung để đứng. mỗi khung đều được bắt cố định và chắc chắn đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy.

Shoe Dẫn Hướng

Bộ phận này làm nhiệm vụ dẫn đường cho ray chạy theo, mỗi cabin thang máy được lắp đặt 4 ray ở góc của khung chịu lực. Shoe không chỉ chịu trách nhiệm dẫn hướng cho cabin hoạt động mà còn giúp cabin chuyển động êm ái hơn qua những đoạn có khoảng cách không đều ở ray như rộng hoặc hẹp.

Thắng Cơ

Đây là bộ phận quan trọng của thang máy, nó có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho thang máy khi có sự cố xảy ra. Thắng cơ được lắp ngay ở phần cabin, nó sẽ giữ chặt cabin khi có sự cố xảy ra như thang máy bị đứt cáp hoặc khi thang bị vượt tốc.

Sàn Cabin

Là phần khung dưới của cabin, đây là phần chịu lực trực tiếp với tải trọng của thang máy. Sàn được chia làm 2 loại là sàn cố định và sàn di động. Sàn cố định được bắt chặt vào khung thang máy, sàn di động ở phía trên sàn cố định, nó sẽ là nơi chịu lực trực tiếp của tải trọng. sàn di động chủ yếu là được làm bằng các loại đá.

Vách Cabin

Đây là phần giới hạn không gian của cabin, ngoài ra nó chính là vật liệu để che chắn sự an toàn của người sử dụng thang máy. Vách cabin được sử dụng chủ yếu bằng các loại inox như inox sọc nhuyễn, inox hoa văn, kính, hoặc gỗ… tùy thuộc vào sự lựa chọn của người sử dụng.

Nóc Cabin và Trần Giả

Nóc cabin làm nhiệm vụ che kín phía trên của cabin thang máy, nó được bắt cố định vào đầu cabin, sẽ di chuyển theo sự di chuyển của cabin.

Ngoài ra còn có trần giả ở phía dưới nóc cabin, trần giả chủ yếu là trang trí, nó giúp che khuất bóng điện, quạt gió được bắt ở trên trần thật của cabin.

Mỗi thiết bị đều có nhiệm vụ khác nhau để tạo thành cabin thang máy hoàn chỉnh, đảm bảo cho hoạt động và an toàn của thang máy.

Read Full Article

CẤU TẠO CỦA CABIN THANG MÁY

Cabin thang máy không đơn giản như ta thường nghĩ. Đối với những người sử dụng thì cabin thang máy chẳng khác gì một chiếc hộp biết di chuyển.

Nó là phần không gian được giới hạn mở 4 vách, là nơi để người đứng hoặc xếp hàng hóa khi cần vận chuyển lên xuống. Chúng ta thường nghĩ cabin khá đơn giản khi gắn với cáp treo và ấn nút rồi di chuyển. Hiện nay với cuộc sống ngày càng hiện đại và yêu cầu thẩm mỹ ngày một cao của con người. Cabin cũng ngày càng bắt mắt và tạo nên không gian thoải mái cho người sử dụng hơn.

CẤU TẠO CABIN THANG MÁY CƠ BẢN GỒM 8 BỘ PHẬN:

–    Khung chịu lực
–    Bộ phận dẫn hướng
–    Thắng cơ
–    Sàn
–    Vách, nóc cabin
–    Trần giả
–    Tay vịn
–    Hệ thống bảng điều khiển.

cabin thang máy
Chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát một số bộ phận của cabin để có thể hiểu hơn về cabin thang máy:

1. Khung chịu lực: khung chịu lực được làm từ thép định hình, nó được các chuyên gia tính toán cẩn thận để đảm bảo được sức bền, đảm bảo an toàn, cho phép chịu lực lớn hơn tải trọng nhiều lần.

2. Shoe dẫn hướng: đây là bộ phận có hình chữ U úp vào mặt rây để dẫn hướng cho cabin chạy theo đường rây. Mỗi cabin sẽ có 4 shoe đặt vào 4 góc của khung chịu lực phía trên.

3. Thắng cơ: là bộ phận dùng để kìm chặt cabin trên 2 đừng dây dẫn hướng khi có bộ giới hạn tốc độ tác động tới. Thắng cơ có 2 loại chính là thắng gấp và thắng êm. Mỗi loại lại phụ thuộc vào từng hãng riêng thiết kế để phù hợp với thang máy của riêng mình chứ không hề có quy chuẩn quốc tế chung nào quy định.

4. Sàn cabin: đây là bộ phận đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng của thang máy, nó là phần chịu lực trực tiếp với trải trọng.  Sàn cabin cũng có 2 loại: cố định và di động. Sàn cố định được lắp cố định với khung dưới của cabin, nhằm mục đích tăng chân đế cho sàn di động. Sàn di động là phần mặt sàn chịu tác động trực tiếp của tải trọng. Các vật liệu cơ bản để làm sàn di động là: gỗ, đá granic, gạch, …Thiết bị sàn di động có tác dụng báo cho thang máy biết hiện thang có đang bị quá tải hay không.

5. Các bộ phận còn lại như trần giả, tay vịn, và hệ thống điều khiển đã quá quen thuộc với chúng ta. Được chúng ta sử dụng hàng ngày. Và cấu tạo của chúng cũng không có gì quá là phức tạp. Thang máy thường ít khi gặp sự cố ở những bộ phận này.

Read Full Article