Danh mục: Tư Vấn

MỘT SỐ LOẠI THANG MÁY CƠ BẢN HIỆN NAY

 Tùy vào chức năng của thang máy mà chúng ta có thể đưa ra các hình thức phân loại khác nhau. Sau đây, Garuda sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về một số cách phân loại thang máy phổ biến hiện nay.

1. PHÂN LOẠI THANG MÁY THEO CHỨC NĂNG

Gồm có thang máy chở người và thang máy chở hàng.

a. Thang máy chở người:

Hay còn gọi là thang máy tải khách, có nhiều loại khác như thang máy gia đình, thang máy chung cư,…

– Gia tốc cho phép được quy định theo cảm giác của hành khách và tối ưu là a<2m/s2.

Thang máy dùng trong các toà nhà cao tầng chằng hạn như: Thang máy chung cư, thang máy khách sạn,… đòi hỏi khả năng vận hành an toàn, ổn định, đặc biệt là phải có tính thẩm mỹ.

Thang máy bệnh viện: Phải đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn, độ êm, thời gian di chuyển, tính ưu tiên theo yêu cầu thiết yếu của bệnh viện.

Thang máy dùng trong các xí nghiệp, hầm mỏ: Phải đáp ứng được các điều kiện khắc nghiệt từ môi trường làm việc như: Độ ẩm, nhiệt độ, thời gian làm việc, độ hao mòn…

b. Thang máy chở hàng:

Loại thang máy này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, kinh doanh… Đòi hỏi cao về tính chính xác đảm bảo cho việc di chuyển hàng hóa lên xuống một cách dễ dàng, thuận tiện. Đồng thời, loại thang máy này thường có tải trọng rất lớn nên đòi hỏi rất cao về khả năng an toàn khi sử dụng.

2. PHÂN LOẠI THEO TẢI TRỌNG

Được chia làm nhiều loại sau đây:

– Thang máy loại nhỏ: Tải trọng dưới 500kg.

– Thang máy loại trung bình: Tải trọng khoảng từ 500 – 1000kg.

– Thang máy loại lớn: Tải trọng khoảng từ 1000 – 1600kg.

– Thang máy loại rất lớn: Tải trọng trên 1600kg.

3. PHÂN LOẠI THEO TỐC ĐỘ DỊCH CHUYỂN

Bao gồm nhiều loại sau đây:

– Thang máy tốc độ thấp: v<1m/s

– Thang máy tốc độ trung bình: v=1~2,5m/s. Thường dùng cho các tòa nhà từ 6 – 12 tầng.

– Thang máy tốc độ cao: v= 2,5~4m/s. Thường dùng cho những tòa nhà từ 12 tầng trở lên.

– Thang máy siêu tốc: v=5m/s. Thường dùng cho các tòa tháp cao tầng.

4. PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ ĐẶT BỘ KÉO ĐỐI VỚI THANG MÁY ĐIỆN

– Thang máy có bộ kéo đặt phía trên hố thang.

– Thang máy có bộ kéo đặt phía dưới hố thang.

– Thang máy dẫn cabin lên xuống bằng bánh răng có bộ kéo đặt ngay trên nóc cabin.

– Thang máy thủy lực có bộ kéo đặt tại tầng trệt.

5. PHÂN LOẠI THEO HỆ THỐNG VẬN HÀNH

– Theo mức độ tự động: Gồm tự động và nửa tự động.

– Theo vị trí điều khiển: Điều khiển trong cabin, ngoài cabin và cả vừa trong vừa ngoài cabin.

– Theo tổ hợp điều khiển: Gồm điều khiển đơn và điều khiển kép.

Người dùng nên tìm hiểu từng chức năng cụ thể của từng loại thang máy để có thể chọn được thiết bị thang máy phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Read Full Article

MỘT SỐ CHÚ Ý KHI LỰA CHỌN THANG MÁY TẢI KHÁCH

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cùng với việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các tòa nhà cũng ngày càng cao và hiện đại hơn. Đi kèm theo đó là sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành thang máy để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người.

Những lợi ích mà thang máy đem lại hầu như ai cũng biết, thang máy không chỉ giúp việc đi lại của con người trở nên thuận tiện hơn mà còn góp phần vào việc nâng cao giá trị của công trình. Thực tế cũng cho thấy thang máy góp 10% cho giá trị công trình. Vì thế, việc xem xét và lựa chọn thang máy sao cho phù hợp là một việc rất quan trọng đối với các chủ đầu tư.

Thang máy tải khách cần được lựa chọn như thế nào?

1. Cần phải tìm hiểu các loại thang máy có trên thị trường

Bình thường, thang máy tải khách được chia làm 02 loại: Thang máy thủy lực và thang máy sử dụng motor kéo. Thang máy thủy lực thường có giá thành cao hơn.

2. Thương hiệu thang máy

Thang máy đưa vào sử dụng nếu là thiết bị chính hãng, có xuất xứ rõ ràng, sẽ có chất lượng cao, có độ an toàn và tuổi thọ của thang máy cũng cao hơn hẳn.

3. Lựa chọn tải trọng thang máy

Tùy vào diện tích mặt bằng công trình, số lượng thang máy mà chọn tải trọng thang máy cho phù hợp. Trong trường hợp này, đơn vị cung cấp thang máy sẽ đưa ra các giải pháp cho nhà đầu tư lựa chọn.

4. Lựa chọn kích thước thang máy

Thông thường thang máy tải khách sẽ có kích thước tương ứng với tải trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc thù sẽ có một số loại thang máy có kích thước khác.

5. Thiết bị thang máy

Hiện tại đang có hai dòng thang máy phổ biến: Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc có giá tương đối cao và thang máy nội với thiết bị nhập khẩu nhưng phần cabin được sản xuất trong nước.

Tùy theo quy mô công trình chẳng hạn như xây chung cư cao cấp hay bình dân mà các chủ đầu tư có hướng lựa chọn thang máy sao cho phù hợp với ngân sách công trình.

6. Lựa chọn nội thất cho cabin thang máy

Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người, thang máy cũng góp phần làm đẹp cho công trình nên việc lựa chọn nội thất cho cabin phải phù hợp với thiết kế tổng thể.

7. Vấn đề bảo trì, bảo dưỡng thang máy

Thang máy cần phải được bảo trì thường xuyên, đúng định kỳ. Trong thời gian bảo hành, việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy là miễn phí, nhưng sau khi hết thời hạn, để an toàn cho người sử dụng, tốt nhất các chủ đầu tư nên ký thêm bảo trì định kỳ và phần chi phí này cũng nên được cân nhắc trước khi quyết định chọn mua.

Thang máy sẽ mang lại hiệu quả kinh thế cao nhất cũng như chất lượng phục vụ tốt nhất cho con người nếu như được lựa chọn phù hợp. Chính vì thế các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng về các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng, thương hiệu… sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Read Full Article

CẤU TẠO CỦA CABIN THANG MÁY

 Cabin thang máy là thiết bị chuyên dùng để di chuyển khách khi sử dụng thang máy. Cabin thang máy được cấu thành từ nhiều những bộ phận khác nhau.

Những bộ phận cấu tạo nên Cabin thang máy

Khung Chịu Lực

Khung này được làm bằng thép hoặc các vật liệu tương đương. Khung cabin được tính toán rất cẩn thận để đảm bảo an toàn và cho phép chịu lực lớn hơn mức tải trọng quy định của thang máy.

Khung được chia làm 3 phần: Khung trên, khung dưới và khung để đứng. mỗi khung đều được bắt cố định và chắc chắn đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy.

Shoe Dẫn Hướng

Bộ phận này làm nhiệm vụ dẫn đường cho ray chạy theo, mỗi cabin thang máy được lắp đặt 4 ray ở góc của khung chịu lực. Shoe không chỉ chịu trách nhiệm dẫn hướng cho cabin hoạt động mà còn giúp cabin chuyển động êm ái hơn qua những đoạn có khoảng cách không đều ở ray như rộng hoặc hẹp.

Thắng Cơ

Đây là bộ phận quan trọng của thang máy, nó có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho thang máy khi có sự cố xảy ra. Thắng cơ được lắp ngay ở phần cabin, nó sẽ giữ chặt cabin khi có sự cố xảy ra như thang máy bị đứt cáp hoặc khi thang bị vượt tốc.

Sàn Cabin

Là phần khung dưới của cabin, đây là phần chịu lực trực tiếp với tải trọng của thang máy. Sàn được chia làm 2 loại là sàn cố định và sàn di động. Sàn cố định được bắt chặt vào khung thang máy, sàn di động ở phía trên sàn cố định, nó sẽ là nơi chịu lực trực tiếp của tải trọng. sàn di động chủ yếu là được làm bằng các loại đá.

Vách Cabin

Đây là phần giới hạn không gian của cabin, ngoài ra nó chính là vật liệu để che chắn sự an toàn của người sử dụng thang máy. Vách cabin được sử dụng chủ yếu bằng các loại inox như inox sọc nhuyễn, inox hoa văn, kính, hoặc gỗ… tùy thuộc vào sự lựa chọn của người sử dụng.

Nóc Cabin và Trần Giả

Nóc cabin làm nhiệm vụ che kín phía trên của cabin thang máy, nó được bắt cố định vào đầu cabin, sẽ di chuyển theo sự di chuyển của cabin.

Ngoài ra còn có trần giả ở phía dưới nóc cabin, trần giả chủ yếu là trang trí, nó giúp che khuất bóng điện, quạt gió được bắt ở trên trần thật của cabin.

Mỗi thiết bị đều có nhiệm vụ khác nhau để tạo thành cabin thang máy hoàn chỉnh, đảm bảo cho hoạt động và an toàn của thang máy.

Read Full Article

CÁC BỘ PHẬN CẦN THIẾT CỦA THANG MÁY

Thang máy ngày nay đã trở thành thiết bị cần thiết cho hoạt động đi lại của con người. Từ những chức năng của thang máy, chúng ta cần tìm hiểu về các bộ phận chính của thiết bị này nhằm nâng cao quá trình sử dụng cũng như phục vụ cho cuộc sống hiện đại hơn.

Để có thể tạo thành một khối liên kết hoàn hảo và vận hành tốt, một chiếc thang máy bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:

– Động cơ: Bất kì một thiết bị nào muốn hoạt động được thì phải có động cơ, thang máy cũng không ngoại lệ. Động cơ là một bộ phận quan trọng, nó tạo ra lực để giúp cho thang hoạt động.

– Cáp: Là sợi dây kéo, giữ vững an toàn cho thang máy. Tùy mỗi trọng tải thang mà người ta lắp đặt cáp theo những kích thước khác nhau.

– Buồng thang máy: Đây chính là không gian thang máy, từ đây có thể xác định được lượng người đứng để di chuyển.

– Bảng gọi tầng: Bảng gọi tầng được lắp đặt ở không gian bên ngoài, khi chúng ta đi đến gần thang máy sẽ nhìn thấy. Bảng gọi tầng có 2 nút, nút mũi tên hướng lên hoặc hướng xuống dùng để xác định hướng đi của người sử dụng.

– Cửa tầng: Cửa tầng dùng để xác định cửa di chuyển ra vào trong thang máy. Nếu như nói thang máy là một khối kín, thì cửa tầng chính là lối ra duy nhất, điểm dừng đặt chính xác ở các tầng trong tòa nhà.

– Bảng điều khiển cabin: Đây là bảng sẽ lắp đặt ở bên trong cabin, bao gồm các con số của các tầng. Ngoài ra, bảng điều khiển còn bao gồm nút giữ cửa và đóng cửa, các nút hỗ trợ cứu hộ.

– Bộ cứu hộ: Đây là bộ phận không thể thiếu của thang máy, nó đảm bảo sự an toàn cho những tình huống bất ngờ, ngoài ý muốn có thể xảy ra. Bộ cứu hộ bao gồm nút báo động, điện thoại liên lạc với bộ phận quản lý,… để người ở bên trong buồng máy có thể tạo tiếng động, liên hệ với người bên ngoài khi thang gặp sự cố.

Ngày nay, thang máy được ví như là cột sống của các tòa nhà cao tầng, nó tạo cảm thoải mái và nhẹ nhàng cho người lên xuống các tầng, ngoài những giá trị sử dụng, giá trị kinh tế, thang máy còn mang đến sự hiện đại cho tòa nhà. Thang máy đang trở thành thiết bị không thế thiếu trong cuộc sống tiện ích của con người, mang đến sự phục vụ tốt nhất cho người sử dụng.

Read Full Article