Danh mục: Tư Vấn

Với những gia đình có điều kiện tài chính dư dả thì việc đầu tư thêm một khoản tiền mua thang máy cho gia đình là điều không phải lăn tăn.

Tuy nhiên có những chủ đầu tư khi tiến hành xây nhà với rất nhiều khoản chi phí thì với một hạng mục có phí đầu tư tương đối cao sẽ phải được tính toán, cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định có lắp thang máy hay không.

Để có một quyết định chính xác nhất, ta cần phải biết chi phí để lắp đặt một bộ cầu thang máy dùng cho nhà gia đình ước chừng khoảng bao nhiêu trong đó chi tiết bao gồm những gì?

Trường hợp xem xét ở đây là đối tượng gia đình có quỹ tài chính vừa phải. Nên loại thang máy chúng tôi đề cập trong bài viết sẽ là loại thang máy có giá thành phù hợp đó chính là thang máy gia đình liên doanh.

Quỹ đất

Để có thể lắp được thang máy, khi xây dựng cần phải dành ra một diện tích đất nhất định để xây dựng giếng thang.

Thang máy gia đình là loại thang có kích thước nhỏ nên hố thang máy khá là tiết kiệm diện tích. Loại thang máy bé nhất chuyên dùng cho gia đình có kích thước hố thang máy: 1400mm (chiều rộng) x 1300mm (chiều sâu).

Để tiết kiệm nhất diện tích thì tường bao quang hố sẽ được xây dầy 110mm thì tổng kích thước phủ bì của hạng mục thang máy sẽ là 1620mm x 1520mm.

Vậy chỉ cần gần 2.5m2 đất, Quý khách hàng đã có thể bố trí được một chiếc cầu thang máy phù hợp cho gia đình.

Chi phí xây dựng hố thang máy

Có hai các để dựng khung hố thang: Một là dựng cột bê bê tông – tường gạch, hai là dựng khung thép và ốp xung quang bằng vách thạch cao, kính, gỗ hoặc aluminium.

Phương án dựng khung thép với ưu điểm là thi công nhanh, sạch chỉ nên áp dụng cho những công trình lắp thang máy cho nhà cải tạo vì giá thành cao.

Còn với những nhà xây mới, hố thang cột bê tông – tường gạch là khả thi hơn cả. Thông thường khi bóc tách ra thì tổng chi phí cả nguyên vật liệu, nhân công khi xây hố thang máy rơi vào khoảng 25 đến 30 triệu đồng.

Giá thang máy nhỏ dùng cho hộ gia đình

Như đã nói trên, trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới loại thang máy gia đình sản xuất cabin trong nước và sử dụng máy móc nhập khẩu với giá thành vừa phải phù hợp.

Với những gia đình có tổng mức đầu tư xây dựng không quá lớn (thang nhập khẩu nguyên chiếc ngoài giá thành cao, chi phí thay thế thiết bị, bảo trì và sửa chữa cũng rất đắt).

Với quy mô xây dựng từ 4 đến 7 tầng, giá thang máy gia đình liên doanh sử dụng thiết bị Mitsubishi dao động từ 270 triệu đến 300 triệu. Giá tăng hay giảm phụ thuộc vào số tầng và địa điểm lắp đặt. Đây là mức giá hơp lý, nằm trong khả năng thanh toán của hầu hết chủ đầu tư.

Chi phí ốp hoàn thiện cửa thang sau khi lắp đặt thang

Giá thang máy không bao gồm phần hoàn thiện cửa thang, do đó khi bên nhà cung cấp lắp đặt xong phần cơ khí thì chủ đơn vị sử dụng sẽ phải tiến hành hạng mục này.

Để ốp hoàn thiện cửa thang máy gia đình có thể dùng các vật liệu như ốp đá granite tự nhiên, gạch men, đá mable, ốp kính hoặc ốp gỗ.

Đá mable giá cao, kính và gỗ thì không phải nhà nào cũng sử dụng được vì còn phải phù hợp với nội thất của cả nhà.

Thế nên với các ưu điểm nổi trội như bền, dễ vệ sinh, giá rẻ nên đá granite được nhiều công trình lựa chọn, với giá hoàn thiện từ 700.000 đến 1.500.000 đồng/m2, một cửa tầng hết khoảng 4m2.

Chi phí để lắp đặt thang máy gia đình

Với những gia đình có điều kiện tài chính dư dả thì việc đầu tư thêm một khoản tiền mua thang máy cho gia đình là điều không phải lăn tăn.

Tuy nhiên có những chủ đầu tư khi tiến hành xây nhà với rất nhiều khoản chi phí thì với một hạng mục có phí đầu tư tương đối cao sẽ phải được tính toán, cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định có lắp thang máy hay không.

Để có một quyết định chính xác nhất, ta cần phải biết chi phí để lắp đặt một bộ cầu thang máy dùng cho nhà gia đình ước chừng khoảng bao nhiêu trong đó chi tiết bao gồm những gì?

Trường hợp xem xét ở đây là đối tượng gia đình có quỹ tài chính vừa phải. Nên loại thang máy chúng tôi đề cập trong bài viết sẽ là loại thang máy có giá thành phù hợp đó chính là thang máy gia đình liên doanh.

Read Full Article

Những lợi ích mà thang máy gia đình mang lại thì có lẽ rất nhiều người đều đã biết như: Thuận tiện cho việc đi lại nhất là những nhà có người già, trẻ nhỏ hay người khuyết tật hơn nữa khi một ngôi nhà có 4, 5 tầng.

Khi có thang máy thì các tầng trên cao sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên khi tiến hành xây nhà, nhiều gia chủ vẫn băn khoăn rằng giá thang máy chắc phải cao lắm do đó sẽ do dự trong việc có lắp thang máy cho ngôi nhà mới hay không.

Vậy cầu thang máy gia đình có giá khoảng bao nhiêu? Có đắt lắm không? Có thể tham khảo bảng báo giá các loại thang máy gia đình ở đâu?

Hiện tại, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại thang máy với giá thành từ rẻ tới đắt, từ hàng nội địa, liên doanh cho tới nhập khẩu nguyên chiếc do nhiều đơn vị phân phối và lắp đặt.

Để có quyết định chính xác, Quý khách cần xác định quỹ tài chính mà mình dự định dành cho hạng mục thang máy gia đình là bao nhiêu.

Nếu đầu tư dưới 350 triệu trở lại thì phải chọn nhóm thang máy liên doanh còn trong khoảng từ 350 triệu đến 550 triệu có thể mua thang máy nhập khẩu có nguồn ngốc đa số từ Trung Quốc và nếu tài chính dư dã thì có thể nhắm tới loại thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ.

Giá thang máy nội địa: Giá dưới 350 triệu đồng.

Thang máy liên doanh nói chung và thang máy gia đình liên doanh nói riêng là loại thang mà trong đó các thiết bị chính của thang như:

  • Máy kéo
  • Điều khiển động lực (biến tần) – VVVF (Variable Voltage Variable Frequency)
  • Điều khiển tín hiệu: PLC (Programmable Logic Controller) hoặc bao vi xử lý (microprocessor board)
  • Nút bấm, hiển thị, CB, contactor, relay
  • Rail dẫn hướng, cáp tải
  • Bộ truyền động cửa tầng, cabin

Được nhập khẩu nguyên chiếc của các hãng sản xuất thang máy cũng như các công ty sản xuất thiết bị thang máy cung cấp như: Mitsubishi, Fuji, Montanari, Ningbo-Xinda với chất lượng rất tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Phần cabin và khung cabin được gia công trong nước. Hiện nay, các công ty thang máy lớn ở Việt Nam đều có nhà máy quy mô lớn với các loại máy móc hiện đại (máy CNC, máy chấn, máy dập) thế nên chất lượng gia công, sản xuất không thua kém gì thang nhập khẩu.

Giá thang máy gia đình trong nước thường không quá 350 triệu đồng một thang, các đơn vị cung cấp đưa ra các mức giá khác nhau tùy thuộc vào: Chất lượng gia công cơ khí, nguyên vật liệu đầu vào của phần inox cabin và thép, mô hình hoạt động (công ty có nhà máy sản xuất hay công ty thương mại chuyên mua đi bán lại), chất lượng hậu mãi.

Với quá nhiều công ty cung cấp thang máy gia đình hiện nay, Quý khách hàng thực sự phải trở thành một người tiêu dùng thông thái mới  có thể mua được một chiếc cầu thang máy tốt từ đơn vị uy tín.

Ưu điểm của thang liên doanh: Giá thành rẻ, chi phí bảo trì sửa chữa và thay thế thiết bị không cao, đa dạng về kích thước thang máy, chủng loại, thời gian cung cấp nhanh chóng.

Nhược điểm: Tính đồng bộ thấp, đường nét không được sắt sảo như thang nhập,…

Là một công ty có thâm niên trên 10 năm sản xuất (trên dây chuyền máy móc hiện đại) và lắp đặt thang máy gia đình, chúng tôi đã lắp thang máy cho hàng nghìn gia đình trên khắp cả nước, để tham khảo báo giá thang máy Gia Định, quý khách truy cập vào địa chỉ:  sau khi nhận được đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ gửi bảng giá thang máy trong thời gian sớm nhất.

Giá thang máy gia đình Trung Quốc, có giá từ 350 triệu đến 550 triệu đồng.

Từ xưa đến nay, người tiêu dùng Việt Nam đã “dị ứng” với các sản phẩm gắn mác Made in China và với một sản phẩm yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như thang máy thì các loại thang nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc thực sự nhận được cái nhìn e ngại từ phía các chủ đầu tư.

Không phải tất cả các sản phẩm thang máy có xuất xứ từ Trung Quốc đều không đạt, có những nhà sản xuất thang máy từ đất nước này đã đạt được các tiêu chuẩn cao và đã xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật,….và tại nước ta, những khách hàng đặt mua thang máy trung quốc phần đa là những người hiểu và tìm hiểu khá kỹ các sản phẩm có nguồn gốc thương hiệu từ nước này.

Chúng ta cần phải phân biệt rõ thang máy được sản xuất tại trung quốc của các hãng sản xuất thang máy tên tuổi như ThyssenKrupp, Shindler, Otis,…(các thương hiệu này đều kiểm soát rất nghiêm chất lượng sản phẩm nên cho dù sản phẩm được sản xuất từ nước thứ ba của họ vẫn đạt các tiêu chuẩn toàn cầu) với các thương hiệu thang máy trung quốc (là các công ty thang máy trung quốc)

Giá thang máy gia đình nhập khẩu từ Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ,…giá thường trên 550 triệu.

Các sản phẩm được sản xuất từ các nước như Nhật, Châu Âu,…khi về tới Việt Nam có giá thành rất cao bởi vì chi phí sản xuất cao (giá nhân công, giá nguyên vật liệu đầu vào), phí vận chuyển cao cộng thêm các khoản thuế và phí khác.

Tuy giá thang máy các loại trên cao như vậy nhưng vẫn được nhiều đại gia lựa chọn bởi vì tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được sản xuất từ các nước này rất cao do đó với hầu bao rủng rĩnh thì người ta không tiếc tiền để có được một bộ cầu thang máy chất lượng.

Các thương hiệu thang máy nhập khẩu chất lượng có mặt trên thị trường Việt Nam: thang máy gia đình Mitsubishi Nhật Bản, thang Hitachi nhập nguyên chiếc từ Nhật, thang máy Domuslift, Cibes, thang máy chân không.

Ưu điểm: Chất lượng cao, tính đồng bộ và ổn định tốt, chất lượng gia công tinh xảo.

Nhươc điểm: Giá cao, giá thay thế thiết bị vào bảo trì cao, thời gian cung cấp khá lâu, kích thước không thể thay đổi linh hoạt theo từng công trình,…

Kết luận: Nếu nhiều tiền, Quý khách nên chọn thang nhập khẩu nguyên chiếc còn nếu tài chính vừa phải thì thang máy liên doanh là một sự lựa chọn hợp lý. Thang máy gia đình liên doanh có thể nói là “tốt trong tầm tiền” nếu Quý khách chọn được đơn vị cung uy tín, hãy là một người tiêu dùng thông thái.

Hãy gọi cho chúng tôi để được nhận được những tư vấn nhanh, miễn phí, đảm bảo chất lượng nhất từ chuyên gia trong ngành thiết kế:

Hotline/Zalo/Viber  091 579 3355

                                       Email: mitsubishithailan@gmail.com

                                  Website    : thangmaymitsubishithailan.com

Địa Chỉ   : 78/K9 Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Vũng Tàu: 97/2/6 Phan Chu Trinh, Phường 2, TP. Vũng Tàu.

TPHCM  : 37/62/6 Hồ Văn Long, P.Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân.

TP.HCM  : Cách Trạm Thu Phí AN SƯƠNG -AN LẠC  100 m

ĐăkNông : Ngã ba biển xanh, Daksong, Daknong.

Lâm Đồng: 79 Nguyễn Tử Lực, Phường 8. TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời với sản phẩm của công ty Thang Máy Mitsubishi Thái Lan.

Read Full Article

Việc xây dựng hố thang máy đúng kỹ thuật ảnh hưởng rất nhiều tới việc vận hành và hoạt động của thang máy sau này. Nếu bên thiết kế công trình am hiểu và tiếp xúc nhiều với thang máy thì ngay từ khi thiết kế ngôi nhà, họ sẽ thiết kế đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của hố thang máy còn ngược lại thì chủ đầu tư cần phải tham vấn kỹ thuật từ nhà cung cấp thang.

Sau đây là những vấn đề cần phải được chú trọng khi tiến hành xây dựng hố thang, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho Quý khách hàng:

– Kích thước hố thang (kích thước lọt lòng): Đó là kích thước chiều ngang và chiều sâu hố. Tùy vào loại tải trọng mà để kích thước cho hợp lý. Ví dụ: thang máy gia đình tải trọng 350kg thì kích thước bé nhất là 1500mm (rộng) x 1400mm (sâu),…mỗi loại thang có mỗi kích thước khách nhau, Quý khách tham khảo bảng kích thước tiêu chuẩn ở cuối bài.

– Hố PIT: Hố pit là phần tính từ cốt 0:0 xuống. Về mặt yêu cầu kỹ thuật thì hố PIT phải đảm bảo luôn trong tình trạng khô ráo, vì thế khi làm hố PIT thang máy nên đổ bê tông cả 5 mặt hố với chiều dầy ít nhất 200mm. Chiều sâu hố PIT cũng do từng loại thang, từng loại tải trọng quyết định, với thang máy gia đình thì hốt PIT tối thiểu phải đạt 700mm.

ho-pit-thang-may

– Đà linteau giữa tầng: Hệ thống rail dẫn hướng thang máy yêu cầu khoảng cách 1500mm phải có một điểm bắt cố định vào tường nên khi làm hố cần phải làm hệ thống đà linteau 3 mặt hố vào khoảng giữa tầng.

– Phòng máy thang máy: Với loại thang máy có phòng máy, khi đổ sàn cần phải chừa trống các lỗ kỹ thuật, vị trí và kích thước các lỗ như thế nào Quý khách vui lòng liên hệ với công ty thang máy để được tư vấn chính xác nhất. Ngoài ra, Quý khách cũng không được bỏ quyên phần móc treo Palang trên nóc phòng máy.

phong-may

Các vấn đề chung: Vì thang máy vận hành theo phương thẳng đứng một cách gần như tuyệt đối, chính vì thế khi xây dựng cần phải đảm bảo hố không được quá nghiêng, vặn, móp. Ngoài ra, về mặt kết cấu, với các loại thang tải trọng bé, thấp tầng, chỉ cần xây cột bê tông 4 góc và bo bằng tường gạch.

Trên đây là một số lưu ý khi xây dựng hố thang, để đảm bảo hố thang máy cũng như việc thang máy chạy ổn định sau này, Quý khách nên tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp từ bên nhà cung cấp thang máy từ giai đoạn xây dựng ban đầu. Chúng tôi rất vui lòng được hợp tác với Quý khách!

thong-so-ky-thuat-thang-may

Bảng thông số kỹ thuật trên đây là các thông số kích thước tiêu chuẩn, tuy nhiên những công trình có có kích thước bé hơn hoặc lớn hơn thì công ty chúng tôi với các thiết bị sản xuất, máy CNC hiện đại thì vẫn có thể đáp ứng với tiêu chí kỹ thuật và thẩm mỹ cao nhất.

Read Full Article

Thang máy gia đình có diện tích rất bé thế nhưng để bố trí vị trí hố thang máy làm sao cho phù hợp, tính toán công năng hợp lý là việc cực kỳ quan trọng. Thường sẽ có 02 cách bố trí thang máy và thang bộ, một là thang máy nằm cạnh thang bộ và hai là thang máy ở giữa thang bộ.

Hai phương án bố trí cầu thang máy và cầu thang bộ này đều có những ưu nhược điểm riêng, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết để Quý khách hàng tham khảo để đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

1. Phương án lắp cầu thang máy ở giữa thang bộ

Những nhà nào nên lắp thang máy ở giữa cầu thang bộ

– Nhà dự án: Là nhà được chủ đầu tư bàn giao thô có thể có hoặc không có xây sẳn hố thang máy. Nếu chủ nhà có ý định lắp thang máy phục vụ gia đình thì vị trí đầu tiên nên xem xét chính là phần giếng trời thang bộ.

– Nhà đang ở, chưa có hố thang, dùng khoảng giếng trời ở giữa thang bộ để lắp thang máy

Ưu điểm của phương án lắp đặt cầu thang máy trong lòng thang bộ

– Tiết kiệm diện tích

– Cầu thang bộ thoải hơn do tổng chiều dài cầu thang bộ dài hơn so với phương án thi công thang máy nằm cạnh thang bộ thế nên bố trí được nhiều bậc hơn nên chiều cao mỗi bậc cầu thang bộ cũng thấp hơn.

– Tiết kiệm chi phí làm tay vịn thang bộ: Khi lắp đặt thang máy gia đình ở giữa thang bộ thì không cần thiết phải làm tay vịn cho thang bộ nữa do đó gia chủ sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá

thiết kế thang máy ở giữa thang bộ

Nhược điểm

– Do không còn khoảng giếng trời ở giữa cầu thang nên ngôi nhà sẽ không lấy được ánh sáng tự nhiên, hơn nữa phần hố thang thông suốt từ dưới lên trên sẽ tạo cảm giác “chướng mắt”. Để khách phục nhược điểm này chúng tôi đề xuất giải pháp ốp kính toàn bộ vách hố thang máy.

Tuy nhiên Quý khách không nên chọn loại kính trong suốt mà nên chọn loại kính mờ để hạn chế nhìn thấy các chi tiết cấu tạo của thang máy như rail dẫn hướng, cáp tải, dây điện, cabin thang máy,….

Ngoài ra với những công trình nhà cải tạo thì nên chọn phương án dựng khung hố thang bằng thép để tiết kiệm tối đa diện tích, thời gian thi công nhanh, sạch mà khi kết hợp với kính sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

2. Phương án lắp thang máy bên cạnh thang bộ

Đây là phương án phổ biến nhất được dùng cho nhiều cho các công trình xây dựng nhà phố, nhà ống, những công trình có mặt tiền hẹp nhưng lại có chiều sâu tương đối lớn. Khi đó thang máy và thang bộ được bố trí ở giữa nhà, mỗi tầng chia thành 02 phòng.

Ưu điểm:

– Phần giếng trời giữa cầu thang bộ vẫn được giữ nguyên, đảm bảo mục đích lấy sáng, lưu thông không khí trong cả ngôi nhà.

thiet ke thang may o giua cau thang bo

– Phần cầu thang bộ tuy mất nhiều chi phí đầu tư hơn (do phải làm thêm phần tay vịn so với phương án 1) thế nhưng khi đó với hạng mục thang bộ vừa đạt công năng vừa đảm bảo mỹ quan và nếu đầu tư hơn đó cũng là một điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà.

Nhược điểm của giải pháp đặt thang máy bên cạnh cầu thang bộ

– Đây là giải pháp không phải công trình nào cũng có thể sử dụng được, đặc biệt là những công trình nhà cải tạo

– Cầu thang bộ sẽ có độ dốc cao hơn so với phương án 1.

– Với những nhà có trẻ nhỏ thì phần giếng trời trong lòng thang bộ sẽ tiềm tàng nhiều nguy hiểm nên gia chủ cần phải tính tới các giải pháp lắp thêm phụ kiện để đảm bảo an toàn như lưới an toàn cho cầu thang.

– Nếu tỉnh tổng diện tích cho cả hai hạng mục là thang máy và thang bộ thì phương án này tốn nhiều diện tích đấy hơn.

Kết luận:

  1. Nếu là công trình cải tạo thêm để lắp thang máy thì nên chọn phương án lắp thang máy ở giữa thang bộ và nên xây dựng hố thang bằng kết cấu khung thép.
  2. Nếu là nhà xây mới thì nên chọn phương án thang máy đặt bên cạnh thang bộ.
Read Full Article