BẢO TRÌ THANG MÁY – CÔNG TÁC KHÔNG THỂ BỎ QUA

BẢO TRÌ THANG MÁY – CÔNG TÁC KHÔNG THỂ BỎ QUA

Vừa qua các tai nạn và sự cố về thang máy liên tục được báo đài đăng tin. Và có những tai nạn đáng tiếc xảy ra khiến người dân vô cùng lo lắng về chất lượng, đặc biệt là công tác bảo trì thang máy tại các chung cư nói riêng và tòa nhà cao tầng nói chung và các loại thang bé như thang máy gia đình.

Câu hỏi đặt ra bức thiết cần đặt ra hiện nay là quy trình và những việc cần phải làm để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành, sử dụng thang máy. Hạn chế được tối đa những sự cố tai nạn không đáng có.

Trước hết thang máy trước khi đưa vào sử dụng phải được đăng ký để được cấp giấy phép sử dụng tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Đơn xin đăng ký của chủ thang máy; Lý lịch thang máy; Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn của cơ quan có thẩm quyền.

bao-tri-thang-may
Thang máy phải đăng ký lại trong trường hợp cải tạo sửa chữa lớn: Thay đổi các tính năng kỹ thuật cơ bản như trọng tải, vận tốc, số điểm dừng; Thay đổi thiết bị như máy kéo, các cơ cấu an toàn, mạch điện; Thay đổi các chi tiết quan trọng như cáp, xích, bộ treo, ray dẫn hướng; Thay đổi kết cấu và kích thước giếng thang, buồng máy; Khi có sự cố và tai nạn nghiêm trọng.

Thang máy phải đăng ký lại khi chuyển sang lắp đặt ở vị trí khác. Khi đăng ký lại, ngoài hồ sơ theo trên đây, phải bổ sung thêm tài liệu kỹ thuật về các nội dung cải tạo, các bản vẽ và thuyết minh mô tả về các thay đổi. Giấy phép sử dụng thang máy được cấp trong các trường hợp sau: sau khi đăng ký thang máy được lắp đặt; trước khi đưa vào sử dụng; sau khi đăng ký lại; sau khi sửa chữa lớn; khi giấy phép hết hạn. Giấy phép sử dụng do cơ quan đăng ký cấp.

Sau khi thang máy đã được cấp phép và đảm bảo an toàn được đưa vào sử dụng thì quá trình sử dụng và vận hành phải đảm bảo và tuấn thủ các quy trình như: – Việc vận hành và bảo trì thang máy trong các tòa nhà được yêu cầu hết sức nghiêm ngặt, được cụ thể bằng các quy định, quy trình nhằm mục đích vận hành đảm bảo an toàn và xử lý, ngăn ngừa được các sự cố trong quá trình vận hành. Thang máy chỉ được phép vận hành khi đã được kiểm định kỹ thuật an toàn của đơn vị có chức năng kiểm định kỹ thuật an toàn.

Người vận hành phải phải có chuyên môn, được đào tạo và tập huấn cứu hộ an toàn thường xuyên… Quy trình bảo trì được áp dụng đối với các thang máy tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư… định kỳ 1 lần/tháng với các công đoạn như kiểm tra chức năng, căn chỉnh, vệ sinh, bôi trơn và thay thế thiết bị nếu cần thiết.- Công tác bảo trì là yếu tố quan trọng tác động đến sự an toàn và chất lượng hoạt động của thang, qua đó có thể phát hiện sớm để chủ động xử lý kịp thời các sự cố. Thang vận hành liên tục dẫn tới các thiết bị cơ khí hao mòn nên không thể lơi là việc kiểm tra, căn chỉnh, thay thế.

sua-thang-may
Ai cũng biết là “của bền tại người”, bên cạnh việc chăm sóc, bảo dưỡng, bảo trì của đơn vị quản lý, ý thức sử dụng của người dân cũng sẽ có những tác động đến tuổi thọ, chất lượng của thang máy. Vậy là những người dân hằng ngày sử dụng thang máy phải cần nâng cao ý thức như: khi vận chuyển đồ đạc, tránh va chạm vào cửa tầng; tuyệt đối không dùng các vật dụng để chặn cửa hoặc làm kẹt khe cửa thang máy. Khi thang đã chạy, không đùa nghịch và nhún nhẩy trong thang. Khi vào thang cần quan sát và tuân thủ các bảng biển hướng dẫn của đơn vị quản lý vận hành.

Trong trường hợp, đang trong buồng thang mà có sự cố dừng thang cần bình tĩnh nhấn nút liên lạc khẩn cấp để gọi cứu hộ, hoặc có thể gọi điện thoại số hotline nhờ trợ giúp, tuyệt đối không tự ý cậy phá nắp buồng thang hoặc cửa thang để cố gắng thoát ra ngoài bằng mọi cách, điều này có thể gây tai nạn nghiêm trọng.Đặc biệt, không được tự ý vận hành, sửa chữa thang nếu không phải là người có trách nhiệm và được đào tạo về chuyên môn.

THANG MÁY MITSUSHIBI THÁI LAN

You might also like

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *