Tháng: Tháng Năm 2019

NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI LẦM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH TỐT

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hàng trăm công ty thang máy. Tuy nhiên chất lượng của các công ty thang máy không phải lúc nào cũng tốt như lời quảng cáo. Lựa chọn được một chiếc thang máy gia đình tốt là một vấn đề khá nan giải của khách hàng. Bài viết sau đây, thang máy MitsubishiThai Lan sẽ chỉ ra những quan điểm sai lầm khi mua thang máy gia đình:

Chúng ta thường có hai suy nghĩ về chất lượng thang máy gia đình:

-Quan điểm 1:

Thang máy tốt là thang của nhà sản xuất có thương hiệu tốt của Nhật Bản, Mỹ…

– Quan điểm 2:

Thang nào cũng được miễn là rẻ vì giống như xe máy (nổ được là chạy…).

Để có thang máy tốt thì ngoài việc lựa chọn thang máy có thương hiệu tốt còn phải lựa chọn những nhà cung cấp có dịch vụ tốt. Nhưng nhiều người đều không nghĩ vậy.

Chúng ta thường mắc phải những sai lầm sau khi lựa chọn mua thang máy gia đình:

Sai lầm của quan điểm thứ nhất

Thang máy gia đình được sản xuất có chất lượng vô cùng tốt như: Mitsubishi, Toshiba….nhưng được lắp đặt, bảo hành, bảo trì không đảm bảo kĩ thuật thì thang cũng không thể vận hành tốt được.Theo tổng kết của chúng tôi thì chất lượng thang máy được cấu thành như sau:

– 30% là do chất lượng của thang máy (Thang máy được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, tiêu chuẩn Châu Âu EN, tiêu chuẩn Mỹ ASTM, tiêu chuẩn Trung Quốc GB). Nhà sản xuất có thể đưa ra sản phẩm cao hơn những hệ tiêu chuẩn này hoặc tối thiểu là bằng. Hệ tiêu chuẩn này quy định rất chi tiết về vật liệu, cáp tải, khung cabin, kích thước tối ưu… của thang máy gia đình.

– 30% là do công tác lắp đặt, vận hành thang máy gia đình. Giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào trình độ kĩ thuật, trách nhiệm của người thợ và quy trình giám sát chất lượng lắp đặt của bộ phận thanh tra.

– 30% là công tác bảo trì. Chất lượng của giai đoạn này cũng phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ bảo trì, và quy trình bảo trì, bảo dưỡng của nhà cung cấp dịch vụ.

– 10% còn lại là do ý thức người sử dụng, thiên tai và những vấn đề khác…

Sai lầm của quan điểm thứ hai

Thang máy gia đình quá rẻ sẽ đồng nghĩa với nguồn gốc vật liệu rẻ, không được sản xuất theo bất cứ một tiêu chuẩn nào cả, bớt xén rất nhiều các thiết bị khác. Thang máy gia đình rẻ có hệ thống an toàn vô cùng kém hoặc gần như không có: mạch an toàn bị bớt xén, vật liệu bị giảm bớt. Do vậy  khi thang máy gia đình vận hành thì mọi người không nghĩ đến trường hợp thang bị trục trặc và hệ thống an toàn của thang không đầy đủ hoặc không có để ngăn ngừa những sự cố nguy hiểm tiếp theo xảy ra. Đối với các thang máy được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS, EN…thì bao giờ cũng có hai đến bốn phương án phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho hành khách đi thang khi có trục trặc của một linh kiện nào đó của thang.

Một sai lầm trong quan điểm mua thang máy gia đình rẻ nữa là người mua không hiểu rằng nhà cung cấp sẽ liên tiếp bán thiết bị thay thế khi hết thời hạn bảo hành 12 tháng. Như vậy, người mua vừa chịu hậu quả thang không tốt đồng thời cũng không rẻ như cảm giác ban đầu. Đối với sản phẩm của chúng tôi, thang máy Mitsubishi Thái Lan cam kết bảo hành cho quý khách hang 18 tháng. Chính vì vậy, chất lượng của thang máy gia đình của chúng tôi đi kèm với những cam kết cụ thể.

Do đó, để mua thang máy gia đình tốt thì ngoài việc lựa chọn thang máy có thương hiệu  tốt còn phải lựa chọn những nhà cung cấp có dịch vụ tốt. Thực tế này ta có thể thấy rõ qua những công trình sử dụng loại thang có thương hiệu nổi tiếng nhưng chất lượng vận hành lại rất kém hoặc có những thang có Thương hiệu bình thường nhưng chất lượng vận hành rất tốt. Điều này nói lên chất lượng của công ty cung cấp dịch vụ lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng hoàn toàn khác nhau.

Trên đây là một số thông tin mà thang máy Mitsubishi Thái Lan cung cấp đến các bạn. Để mua được thang máy gia đình tốt, cần nhiều yếu tố và khách hàng sẽ phải tìm hiểu thêm nhiều thông tin.

Quý khách hàng cần tư vấn miễn phí về dòng thang máy gia đình, vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo/Viber  091 579 3355

Email: mitsubishithailan@gmail.com

Website    : thangmaymitsubishithailan.com

Địa Chỉ   : 78/K9 Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Vũng Tàu: 97/2/6 Phan Chu Trinh, Phường 2, TP. Vũng Tàu.

TPHCM  : 37/62/6 Hồ Văn Long, P.Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân.

TP.HCM  : Cách Trạm Thu Phí AN SƯƠNG -AN LẠC  100 m

ĐăkNông : Ngã ba biển xanh, Daksong, Daknong.

Lâm Đồng: 79 Nguyễn Tử Lực, Phường 8. TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

Read Full Article

I.    Quy trình kiểm định Thang máy gia đình

Một nguyên nhân lớn dẫn đến những vụ tai nạn thang máy thương tâm xảy ra đó chính là sự lơ là trong công tác thẩm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy. Điển hình việc bảo trì thang máy không đúng quy chuẩn, đạo đức trình độ của Kỹ thuật viên chưa được tốt. Để đảm bảo an toàn, quy trình kiểm định thang máy gia đình cần được tiến hành đầy đủ kỹ lưỡng các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài bao gồm: 
–    Kiểm tra tổng thể tính đầy đủ và sự đồng bộ của thang máy sau khi lắp đặt được thực hiện bằng cách so sánh sự phù hợp của thiết bị với các quy định thiết kế, các hồ sơ kỹ thuật, các chứng chỉ do nhà sản xuất cung cấp. (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu)
–    Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có)
Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng khuyết tật khác và đáp ứng các yêu cầu đầy đủ, đồng bộ của thang máy.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải

Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy:

–    Kiểm tra buồng máy và buồng puli: nơi dành riêng để lắp đặt máy, thiết bị kèm theo và puli của thang máy. Trong buồng máy và buồng puli không được để các ống dẫn, cáp điện hoặc các thiết bị khác không phải của thang máy. Các puli dẫn hướng có thể được lắp đặt ở buồng đỉnh giếng thang, với điều kiện không lắp đặt phía trên nóc cabin và không gây mất an toàn khi kiểm tra, thử nghiệm và bảo dưỡng từ nóc cabin hoặc từ ngoài giếng thang. Nếu buồng máy không ở kề bên giếng thang máy, thì các ống dẫn thủy lực và dây cáp điện từ buồng máy sang giếng thang máy phải được bảo vệ trong các ống hoặc máng riêng.

–    Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện trong buồng máy, đo đạc các khoảng cách an toàn giữa chúng với các kết cấu xây dựng trong buồng máy. Cụ thể: 
Kích thước buồng máy phải đủ lớn để nhân viên bảo dưỡng có thể tiếp cận dễ dàng và an toàn tới các thiết bị đặt trong đó. Nhất là các thiết bị điện. Chiều cao buồng máy tối thiểu 2m, chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 1,8m.
Phía trên các puli và bộ phận chuyển động quay phải có khoảng không gian thông thủy với chiều cao không nhỏ hơn 0.3m. 

–    Kiểm tra việc lắp đặt máy dẫn động và phương pháp dẫn động. 

Đối với thang máy gia đình thủy lực: Tùy vào phương pháp dẫn động trực tiếp hay gián tiếp, khối lượng đối trọng (nếu có) phải được tính toán sao cho trường hợp dây treo (cabin/đối trọng) bị đứt,  áp suất trong hệ thống thủy lực không được vượt quá hai lần áp suất đầy tải .
Đối với thang máy gia đình cáp kéo: Tỉ số giữa tải trọng phá hủy tối thiểu của cáp hoặc xích và lực lớn nhất trong cáp hoặc xích này khi cabin chứa tải định mức đỗ tại tầng thấp nhất, không bé hơn 8. Số lượng tối thiểu của dây cáp phải là hai.

–    Kiểm tra việc lắp đặt hệ thống ống dẫn thủy lực. Ống dẫn và các phụ tùng đường ống chịu áp lực (như đầu nối, van,..) cũng như các bộ phận của hệ thống thủy lực phải phù hợp với chất lỏng được sử dụng, được bảo vệ khỏi hư hỏng, nhất là do các nguyên nhân cơ khí. 

–    Kiểm tra việc bố trí bảng điện- công tắc chính, các đường dây dẫn điện, chiếu sáng buồng máy. Theo tiêu chuẩn chiếu sáng và các ổ cắm điện ở buồng puli, buồng máy, cabin,…

Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin:

–    Kiểm tra chiều cao trong lòng cabin và chiều cao thông thủy khoang cửa cabin tối thiểu là 2m.

–    Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin: cửa cabin phải kín hoàn toàn, khi đóng các khe hở giữa các cánh cửa, giữa cánh cửa với khung cửa, giữa dầm đỡ và ngưỡng cửa phải càng nhỏ càng tốt. 

–    Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và hoạt động của các thiết bị chống kẹt cửa, thiết bị điện an toàn kiểm soát trạng thái đóng mở cửa cabin, tình trạng thông gió và chiếu sáng trong cabin.

Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan:

–    Đo khoảng cách an toàn giữa nóc cabin tới điểm thấp nhất của trần giếng thang. Kiểm tra các đầu cố định cáp và liên kết giữa đầu pitton với cabin, kiểm tra cửa sập trên nóc cabin và tình trạng hoạt động của tiếp điểm an toàn điện kiểm soát việc đóng mở cửa sập. 

–    Kiểm tra lan can nóc cabin, ray dẫn hướng cabin và đối trọng (nếu có), khoảng cách giữa các kẹp ray, khoảng cách an toàn giữa cabin và đối trọng (nếu có) kể cả phần nhô ra của 2 bộ phận này không nhỏ hơn 0.05m. 

Kiểm tra giếng thang và các cửa tầng:

–    Kiểm tra việc bao che giếng thang, các cửa cứu hộ, thông gió – chiếu sáng giếng thang và việc lắp đặt các thiết bị hạn chế hành trình phía trên và hoạt động của chúng. 

–    Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa tầng, giữa cánh và khuôn cửa: giá trị này không quá 10mm. Kiểm tra thiết bị kiểm soát đóng mở cửa tầng: kỹ thuật và tình trạng hoạt động của khóa cơ khí và tiếp điểm điện.

Kiểm tra đáy hố thang

–    Kiểm tra môi trường hố thang: vệ sinh đáy hố, thấm nước, chiếu sáng; tình trạng kỹ thuật, vị trí lắp của bảng điện chính đáy hố bao gồm công tắc điện đáy hố, ổ cắm; việc lắp và tình trạng hoạt động của các thiết bị hạn chế hành trình dưới; độ sâu hố và khoảng cách thẳng đứng giữa đáy hố và phần thấp nhất của đáy cabin. 

–    Kiểm tra giảm chấn: hành trình nén của giảm chấn. Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc: tình trạng khớp quay giá đỡ đối trọng, trọng lượng đối trọng, thiết bị kiểm soát độ chùng cáp. 

Thử không tải:

Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ. Quan sát sự hoạt động của các bộ phận. Đánh giá đạt yêu cầu khi không phát hiện hiện tượng bất thường.

Bước 3: Thử tải động

Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức: 

Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây: đo dòng điện bơm thủy lực đánh giá và so sánh với hồ sơ thang máy (với thang máy gia đình thủy lực); đo dòng điện động cơ thang máy (đối với thang máy gia đình cáp kéo); đo vận tốc cabin, độ sai lệch dừng tầng; thử van ngắt, van hãm, thử trôi tầng, thiết bị điện chống trôi tầng, …    

 
Thang máy đang trong quá trình thử tải 320 kg với mỗi quả tải có trọng lượng 20kg trước khi bàn giao thang máy đưa vào sử dụng

Thử tải động ở chế độ 125% tải định mức: 

Chất tải 125% định mức dàn đều trên sàn cabin tại điểm dừng trên cùng, cho thang chạy xuống nhằm kiểm tra phanh điện từ, thiết bị chèn, thử thiết bị chặn. 
Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu nếu thang hoạt động đúng tính năng thiết kế: khi thang máy dừng mặt sàn cabin bằng mặt sàn tầng.

Thử cứu hộ thang máy (khi cabin đầy tải):

–    Đối với thang máy gia đình thủy lực: Di chuyển cabin đi xuống: kiểm tra van thao tác bằng tay, mở van xả để hạ cabin xuống tầng gần nhất để người dùng có thể ra ngoài.  Di chuyển cabin đi lên (thang máy có bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn): kiểm tra bơm tay, kích bơm tay để di chuyển cabin đi lên.
–    Đối với thang máy gia đình cáp kéo: kiểm tra bộ hãm an toàn được phát động bởi một bộ khống chế vượt tốc hoặc bởi một cáp an toàn.

Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải:

–    Phải có thiết bị hạn chế quá tải, ngăn ngừa không cho phép khởi động thang, kể cả thao tác chỉnh lại tầng nếu cabin quá tải.
–    Mức độ quá tải phải xử lí khi vượt quá tải định mức 10% với giá trị vượt nhỏ nhất là 75kg
–   Trong trường hợp quá tải: phải có tín hiệu ánh sáng và/hoặc âm thanh trong cabin phát ra, các cửa điều khiển tự động phải được mở hết ra, các cửa vận hành bằng tay phải được giữ không khóa. 

Thử thiết bị báo động cứu hộ: 

–    Thiết bị báo động cứu hộ được thử ở trạng thái hoạt động bình thường của thang và ở trạng thái không có điện nguồn. Ở cả 2 trạng thái hoạt động của thang, chuông và điện thoại phải hoạt động đảm bảo tính năng thông báo cứu hộ.
–    Riêng với thang máy gia đình thủy lực Mitsubishi Thai lan: giả định trường hợp mất điện mà bộ cứu hộ tự động ARD cũng hỏng nhằm mục đích kiểm tra tính năng an toàn của hệ thống SRS. Bằng việc kích hoạt hệ thống, thang máy vẫn đưa người dùng về tầng gần nhất và mở cửa. 
–    Với thang máy gia đình cáp kéo Mitsubishi Thai lan: Cung cấp chức năng cảnh báo sớm về sự hoạt động bất thường của bộ cứu hộ tự động. Nếu bộ cứu hộ tự động bị lỗi do các nguyên nhân: acquy dự phòng thiếu điện áp hoặc các bo mạch tủ cứu hộ không hoạt động,…Thang máy sẽ đưa ra cảnh báo và không cho hoạt động tiếp.

 
 nhân viên kiểm định đang kiểm định các thiết bị an toàn thang máy gia đình 

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

–    Lập Biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.
–    Thông qua biên bản kiểm định: Thành phần tham gia thông qua, ký và đóng dấu vào biên bản.
–    Ghi tóm tắt kết quả kiểm định
–    Dán tem kiểm định
–    Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

Hơn mười năm kinh nghiệm và nỗ lực khẳng định thương hiệu trên thị trường thang máy, Gama Việt Nam luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những sản phẩm an toàn nhất và dịch vụ chuyên nghiệp nhất. Trước khi bàn giao đưa vào sử dụng, thang máy gia đình Gama luôn được kiểm định nghiêm túc và chuẩn xác bởi các Trung tâm kiểm định kỹ thuật hoặc các đơn vị có đủ năng lực do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định. Điều này không chỉ bảo đảm chất lượng, sự an toàn và giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị thang máy mà còn cho thấy uy tín của đơn vị cung cấp thang máy.

Read Full Article

CÁC CẤP ĐỘ CỨU HỘ THANG MÁY GIA ĐÌNH

Thang máy gia đình có bao nhiêu cấp độ cứu hộ và quy trình kiểm định chúng như thế nào? – Hiểu rõ những điều này giúp bạn an toàn đồng thời mua sắm, sử dụng thang máy thông minh hơn.

1. Các cấp độ cứu hộ của Thang máy gia đình

Cấp độ 1 là cấp độ cứu hộ cơ bản mà hầu hết các thang máy gia đình trên thị trường hiện nay đều đáp ứng được. Ở cấp độ này thường trang bị các thiết bị sau:
–    Chuông cứu hộ: Khi xảy ra sự cố, người dùng nhấn chuông để phát ra âm thanh lớn gây sự chú ý, thông báo cầu cứu sự trợ giúp.
–    Điện thoại cố định (intercom): Được trang bị trong thang máy để liên lạc ra ngoài khi gặp sự cố.
–    Bộ cứu hộ tự động ARD (Automatic Rescue Device): Thiết bị này cung cấp nguồn điện dự trữ, giúp thang máy chạy về tầng gần nhất để người dùng ra ngoài khi mất điện đột ngột dẫn đến thang “nhốt người”. 

Như vậy, khi bạn bị nhốt trong cabin, thường liên hệ cứu hộ bằng cách điện thoại, nhờ người trợ giúp, sử dụng bộ cứu hộ tự động ARD,…

Với những thiết bị thuộc cấp độ cứu hộ 1 này, cơ bản bạn đã có thể nâng cao tính năng an toàn khi sử dụng thang máy gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thiết bị này cũng hoạt động ổn định 100%. Đặc biệt nếu bộ cứu hộ tự động ARD bị hỏng từ lúc nào mà bạn không biết thì khi xảy ra sự cố, thang không thể đưa bạn về tầng gần nhất và mở cửa.

Suy cùng, với cấp độ cứu hộ 1 – bạn vẫn phải trông chờ, phụ thuộc vào sự trợ giúp trong trường hợp xảy ra sự cố hiểm hóc.

Cấp độ 2 là cấp độ cứu hộ được nâng cấp cao hơn, hiện mới xuất hiện tại dòng thang máy gia đình thủy lực. Sự khác biệt này được tạo ra nhờ việc ứng dụng công nghệ an toàn tân tiến SRS (Self Rescue System) giúp bạn tự cứu hộ khi gặp sự cố thang máy. 

Hệ thống SRS trang bị trong cabin ở thang máy thủy lực là mấu chốt của sự đột phá về an toàn thang máy gia đình. Ngay cả khi bộ cứu hộ tự động ARD hỏng, điện lưới mất thang nhốt người, bạn hay người thân vẫn có thể tự giải thoát được dù ở nhà một mình cửa khóa trong. Kích hoạt hệ thống SRS chỉ với một thao tác đơn giản trên bàn phím bảng gọi, thang máy sẽ tự động đưa bạn về tầng gần nhất và mở cửa.

Như vậy, tốt nhất một chiếc thang máy gia đình vẫn nên trang bị đầy đủ 2 cấp độ cứu hộ để đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong nhà

Read Full Article

Nguyên nhân những sự cố thang máy- Cơ quan nhà nước nói gì?

Thời gian gần đây hàng loạt các bài báo viết về sự cố thang máy như: sự cố về điện của thang máy hay thang máy chung cư liên tiếp rơi tự do…Vậy nguyên nhân nào đã khiến cho những chiếc
thang máy không an toàn như vậy vẫn tồn tại, trong khi mức độ nguy hiểm cho người sử dụng thì ai cũng biết.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều thang máy hư hỏng là do người sử dụng không dùng đúng cách. Ngoài ra khâu kiểm tra và nghiệm thu cũng có nhiều vấn đề, ông Lê Văn Thịnh, Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ xây dựng nhận định.

Ai kiểm tra chất lượng thang máy?
Chất lượng của một công trình xây dựng gồm nhiều yếu tố: chất lượng phần chịu lực của ngôi nhà, gồm: móng, các cột chịu lực, tường chịu lực,…những nhân tố này sẽ quyết định sự bền vững của tòa nhà, có bị sụt, lún, nghiêng hay không? Trần nhà cũng phải phẳng, đặc biệt là không để xảy ra tình trạng rơi những mảng vữa xuống như một số trường hợp báo chí phản ánh xảy ra gần đây.

Kiểm định thang máy-thao tác không thể bỏ qua

Chất lượng các trang thiết bị ở trong nhà như: hệ thống cửa ra vào, mạng lưới điện nước, thang máy…. Chất lượng trang thiết bị tốt hay không tốt trước tiên phụ thuộc vào chất lượng bản thân trang thiết bị đó, nhưng cũng phụ thuộc vào chất lượng của công tác lắp đặt trang thiết bị. Có những trường hợp trang thiết bị tốt nhưng lắp đặt ẩu thì cũng không thể an toàn được.

Đối với thang máy, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, đây là thiết bị rất quan trọng vì nó được sử dụng để chịu lực với số lượng người lớn và tần suất cao
Trên thế giới, thang máy cũng đã từng rơi ở nhiều nước, nhất là tại các trường đại học. Theo quy trình, tại một số nước, có một bộ phận của chính quyền thường xuyên đi kiểm tra chất lượng của thang máy. Thang máy lắp đặt xong, trước khi đi vào sử dụng phải có sự xác nhận của lực lượng chuyên môn này.

“Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo như tôi thấy thì chưa có cơ quan nào kiểm tra chất lượng của thang máy. Thậm chí, có những cái đã lắp gần chục năm rồi, nhưng cũng chưa chắc đã có kiểm tra”, ông Liêm nhấn mạnh. Nếu như công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), cảnh sát PCCC sẽ đến nghiệm thu xem thiết bị có đủ không, định kỳ sẽ kiểm tra lại xem các bình này còn hoạt động không, thì thang máy lại chưa rõ cơ quan nào sẽ kiểm tra.
Lâu nay, ở Việt Nam, người ta chưa quan tâm đến an toàn thang máy vì cho rằng mới lắp đặt, nhưng qua một thời gian sử dụng, dây cáp cũng sẽ dão đi, các thiết bị khác cũng có thể hư hỏng. Và khi đó, rất có thể nguy hiểm với người sử dụng. Theo ông Liêm, Bộ Xây dựng là cơ quản lý Nhà nước, chứ không phải cơ quan quản lý kỹ thuật. Nhưng cơ quan quản lý Nhà nước thì phải đưa ra quy định về cơ quan kiểm tra. Đối với các công trình bất động sản, Bộ Xây dựng phải nhanh chóng đưa ra một thông tư, sau đó bổ sung thành 1 nghị định về kiểm tra an tòan thang máy trước khi đi vào sử dụng.

Về mặt kỹ thuật, hiện Bộ Xây dựng đã có ban hành đầy đủ các văn bản quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng kiểm tra như thế nào, ai đứng ra kiểm tra, nếu thấy thiếu sót, ai xử lý thì lại chưa có quy định trách nhiệm cụ thể. “Việc kiểm tra hiện chưa thực sự sát sao. Bộ Xây dựng phải rõ ràng, không được quy định trách nhiệm chung chung. Những sự cố thang máy xảy ra trong thời gian qua là hồi chuông cảnh báo để chúng ta phải quan tâm hơn đến vấn đề hoàn thiện chất lượng của các công trình chung cư”, ông Liêm nhấn mạnh.
Thang máy hỏng, lỗi do…người sử dụng!

Đối với chất lượng các thang máy hiện nay, ông Lê Văn Thịnh, Trưởng Phòng Giám định 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến nhiều thang máy hư hỏng là do người sử dụng không dùng đúng cách.Theo luật xây dựng, thang máy là một thiết bị công trình. Thiết bị này trước khi đưa vào công trình phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu thiết bị đó được nhập khẩu thì phải có chứng chỉ xuất xứ (CO) và chứng chỉ chất lượng (CQ), để đảm bảo nhà sản xuất đã sản xuất theo đúng đơn đặt hàng, đúng tiêu chuẩn, đúng chỉ dẫn kỹ thuật.

Chủ đầu tư khi mua thiết bị, nếu không tin tưởng sẽ phải thuê một đơn vị tư vấn độc lập kiểm định trước khi nhập khẩu về Việt Nam. Cần lưu ý, việc kiểm tra ở các cảng hiện nay thực chất là kiểm tra mang tính thông quan, chứ không phải là kiểm tra chất lượng. Kiểm tra thông quan, tức là kiểm tra xem hàng hóa có nguyên đai nguyên kiện không, số lượng bao nhiêu chiếc, chất lượng mới hay cũ. Việc kết luận 3 chỉ số đó không nói lên chất lượng của sản phẩm được.

Do đó, phải có tổ chức chuyên môn đứng ra xem có đảm bảo chất lượng không. Hiện nay, việc làm này đang được giao cho các trung tâm kiểm định an toàn chất lượng. Các trung tâm này sẽ kiểm tra từ khâu thiết bị đến khâu lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong sẽ thử không tải, thử có tải, kiểm định an toàn đến làm thí nghiệm, rồi mới kết luận có an toàn không.

Hiện nay, hầu hết các chung cư, chủ đầu tư đều thuê các trung tâm kiểm định làm. Nhưng vấn đề ở chỗ, thang máy mới lắp đặt có thể đảm bảo chất lượng, nhưng nếu người sử dụng không dùng đúng cách thì sẽ rất dễ hư hỏng.

Thực tế có thể thấy, thang máy tại các tòa nhà thường được dán giấy chứng chỉ giám định chất lượng an toàn lao động vào trước khi đưa vào sử dụng. “Tôi được chứng kiến ở nhiều nơi, người ta cho con vào thang máy ăn bột, rồi ấn nút cho chạy lên chạy xuống liên tục để làm trò dỗ dành trẻ, thì không thang máy nào chịu được. Vì vậy, có những chung cư phải thuê người đứng ở thang may gia dinh chỉ để bấm lên bấm xuống, là vì sợ người ta phá thang máy”, ông Thịnh nói.

Về vai trò quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, ông Thịnh cho rằng, Bộ Xây dựng chỉ đưa ra văn bản điều tiết quan hệ thôi, chứ không thể đi kiểm tra cụ thể từng cái thang được. Các văn bản này đều quy định rất rõ ràng, chặt chẽ về các quy chuẩn an toàn như: an toàn chịu lực, an toàn cháy nổ,…
“Như tôi vẫn nói, vấn đề chính và yếu vẫn nằm ở khâu “con người”. Ngoài người sử dụng thì khâu kiểm tra và nghiệm thu cũng có vấn đề. Ai kiểm tra, người thực hiện trình độ đến đâu và kết quả nghiệm thu ra sao, cũng là câu hỏi cần được giải đáp”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua:

Hotline/Zalo/Viber  091 579 3355

Email: mitsubishithailan@gmail.com

Website    : thangmaymitsubishithailan.com

Địa Chỉ   : 78/K9 Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Vũng Tàu: 97/2/6 Phan Chu Trinh, Phường 2, TP. Vũng Tàu.

TPHCM  : 37/62/6 Hồ Văn Long, P.Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân.

TP.HCM  : Cách Trạm Thu Phí AN SƯƠNG -AN LẠC  100 m

ĐăkNông : Ngã ba biển xanh, Daksong, Daknong.

Lâm Đồng: 79 Nguyễn Tử Lực, Phường 8. TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

Read Full Article