Mỗi dòng thang máy khi được đưa ra thị trường đều sở hữu những đặc điểm khác nhau nhằm mang tới những ưu thế riêng, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng thang máy của từng công trình. Sử dụng thang máy giúp mỗi người có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vì thế, việc tìm hiểu, nắm rõ về các loại thang máy cũng như cấu tạo của thang máy giúp mỗi chúng ta có được việc khai thác, sử dụng thiết bị thuận lợi hơn. Thông thường phân chia thang máy thành hai loại là thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy. Mỗi loại có cấu tạo các bộ phân khác nhau, có nguyên lý hoạt động khác nhau và sở hữu những ưu thế khác nhau.
Cấu tạo của thang máy có phòng máy
Bộ phận phòng máy
Đối với dòng thang máy tải khách có phòng máy thì bộ phận đặc trưng nhất làm nên tổng thể của thiết bị thang máy đó chính là phòng máy. Đây là nơi được sử dụng để dành riêng cho việc lắp đặt máy móc, các thiết bị liên quan để giúp thang máy có thể vận hành hiệu quả, chính xác. Trong phòng máy thường được sử dụng để chứa tủ điện, motor kéo, các puly của thang máy, bộ hạn chế tốc độ. Những bộ phận này đều rất cần thiết và nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoạt động của thiết bị thang máy.
Mỗi bộ phận, chi tiết có trong phòng máy được trang bị để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể là:
– Tủ điện: chính là bộ phận sử dụng để cung cấp đinệ cho toàn bộ những bộ phận có trong thang máy, nhằm giúp thiết bị có thể hoạt động phục vụ cho nhu cầu của con người.
– Motor kéo: bộ phận này lắp đặt ở vị trí phía bên trên giếng thang máy được sử dụng để kéo cabin và đối trọng của thang máythông qua cáp kéo nhằm giúp việc di chuyển giữa các tầng được dễ dàng hơn.
– Bộ hạn chế tốc độ: với bộ phận này nhằm đảm bảo cho cabin thang máy luôn hoạt động trong một giới hạn tốc độ cho phép, tránh tình trạng vượt tốc gây ra những nguy hiểm cho người sử dụng thang máy. Nhờ có bộ hạn chế tốc độ mà việc sử dụng thang máy trở nên an toàn, hiệu quả và tốt hơn rất nhiều. Người dùng hoàn toàn không phải lo lắng trong quá trình sử dụng thang máy bởi những thiết bị có đầy đủ những bộ phận cần thiết sẽ có độ an toàn nhất định khi hoạt động phục vụ nhu cầu của con người.
Với bộ hạn chế tốc độ thì khi cabin thang máy hoạt động vượt tốc bộ phận này hoạt động, ngắt nguồn điện vào motor kéo và hãm cabin thang máy lại, không cho hoạt động gây ra những ảnh hưởng xấu tới chính người sử dụng.
Bộ phận cabin, đối trọng và ray dẫn hướng của thang máy
– Cabin thang máy là khoảng không gian, là nơi để chứa người sử dụng thang máy. Được vận hành lên xuống nhằm giúp mỗi người có thể hoạt động, đi lại dễ dàng hơn trong những tòa nhà cao tầng. Đây là bộ phận mà người sử dụng thang máy tiếp xúc nhiều nhất, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sử dụng thang máy của con người.
– Đối trọng của thang máy: bộ phận này có trọng lượng cân bằng với cabin và một phần trọng lượng tải nâng nhằm tạo ra sự cân bằng, giảm công suất của động cơ. Đối trọng của thang máy được thiết kế di chuyển ngược chiều đối với cabin thang máy, và chính là bộ phận được đưa vào để cabin thang máy có thể vận hành lên xuống phục vụ người dùng.
– Ray dẫn hướng: bộ phận này được lắp đặt ở dọc theo giếng thang, sử dụng với mục đích để dẫn hướng cho cabin và đối trọng của thang máy trong quá trình di chuyển. Nhờ có ray dẫn hướng mà quá trình vận hành, di chuyển của thang máy luôn trong vị trí cho phép nhằm đạt được hiệu quả và tính an toàn cao, tránh việc cabin hay đối trọng hoạt động chệch hướng.
– Ngàm dẫn hướng của thang máy: sử dụng để đảm bảo cho cabin cùng đối trọng của thang máy di chuyển không bị lệch ra khỏi ray dẫn hướng.
Bộ phận hố thang máy
– Hố thang máy chính là phần giếng thang ở phía dưới cùng của mặt sàn thang máy, chính là nơi thấp nhất trong tòa nhà, là tầng dừng cuối cùng.
– Giảm chấn: được sửu dụng để làm cữ chặn đàn hồi nằm ở cuối hành trình, có tác dụng hãm phanh bằng thủy lực, hay bằng lò xo,… và nhiều phương án khác.
Cấu tạo của thang máy không phòng máy
Dòng thang máy không phòng máy có cấu tạo, các bộ phận gần như tương tự như những thiết bị thang máy có phòng máy. Khác biệt lớn nhất chính là vị trí lắp đặt tủ điện và motor kéo khi mà phòng máy không còn nữa. Đối với dòng thang máy này thì motor keó được đặt ở trên đỉnh giếng thang, còn lại tủ điện nằm ở vị trí bên hông giếng thang.
Việc hiểu về các bộ phận, cấu tạo của thang máy, thang máy gia đình sẽ giúp mỗi người dễ dàng xác định được việc làm sao để sử dụng thang máy hiệu quả nhất, quản lý thang máy tốt nhất nhừm mang tới hiệu quả sử dụng cao, độ bền tốt và từ đó giúp thiết bị trở nên hữu ích hơn đối với con người.
Read Full Article