Trong các tòa nhà cao tầng, chung cư hay các văn phòng cho thuê, lưu lượng người hàng ngày qua lại là tương đối lớn. Sự xuất hiện của thang máy sẽ giúp cho việc di chuyển lên các tầng nhà được nhanh, tiết kiệm thời gian và giảm sử dụng sức lực của con người hơn. Tuy nhiên, thang máy cũng chỉ là máy móc nên không thể tránh được các trường hợp hỏng hóc. Và chắc chắn bất cứ người sử dụng thang máy nào đều cũng sẽ lấy làm tò mò, không biết khi thang máy gặp sự cố thì các nhân viên cứu hộ sẽ xử lý ra sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Bộ phận cứu hộ thang máy
Thiết bị cứu hộ tự động của thang máy: Bản thân mỗi chiếc thang máy hoặc thang máy dùng gia đình khi tiến hành lắp đặt đã đều được trang bị thêm một bộ phận cứu hộ hoạt động tự động. Nhiệm vụ chính của bộ cứu hộ công nghệ này là tự động giải quyết, cứu người mắc kẹt trong cabin nếu như thang máy gặp phải sự cố mất điện hay hỏng hóc đơn giản. Thiết bị này sẽ hoạt động độc lập và dựa trên một lập trình cài đặt sẵn từ ban đầu.
Nhân viên cứu hộ của tòa nhà: Do không phải lúc nào bộ cứu hộ tự động lắp trong thang máy cũng có thể hoạt động bình thường được, đôi khi có thể do thang máy hỏng hóc đã kéo theo bộ phận này cũng bị hỏng theo. Lúc đó, thiết bị sẽ không thực hiện được nhiệm vụ của mình. Vì vậy, các nhân viên cứu hộ trong tòa nhà sẽ là người thực hiện nhiệm vụ giải cứu người mắc kẹt bên trong cabin. Nhân viên cứu hộ sẽ tùy vào từng tình huống sự cố cụ thể mà áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau.
Các bước cứu hộ thang máy cơ bản
– Ngay khi nhận được lời kêu gọi sự hỗ trợ từ những người bên trong cabin thông qua thiết bị liên hệ là Intercom hay điện thoại, thì các nhân viên cứu hộ sẽ nhanh chóng cập nhật tình hình bên trong thang máy như số lượng người mắc kẹt, tình hình sức khỏe của họ, hệ thống điện, các thiết bị khác trong cabin ra sao… Sau đó bộ phận cứu hộ (ít nhất phải gồm có hai người) sẽ thực hiện những bước thao tác cứu hộ cơ bản như sau:
– Trước hết cần phải đảm bảo đầy đủ nguồn điện cần thiết cho thang máy. Nếu bị ngắt cần phải kịp thời cung ứng lại.
– Bước tiếp theo cần phải xác định rõ vị trí của cabin đang ở gần gầm cửa tầng của tầng nào nhất. Cách xác định rất đơn giản, bởi mỗi một cabin đều được thiết kế đánh một dấu vạch rõ ràng trên dây cáp ở tại phòng máy, điều này giúp biểu hiện chính xác rằng cabin đã ở điểm dừng đúng trong quá trình vận hành. Sau khi đã xác định đúng vị trí dừng của cabin, nhân viên cứu hộ sẽ đưa cabin tới đúng vị trí gầm tầng cần nhất. Cách thực hiện như sau: Một nhân viên sẽ từ từ nhả phanh cơ, trong khi nhân viên còn lại sẽ thực hiện quay tay. Thực hiện liên tục như vậy cho đến khi cabin lên được đúng cửa tầng cần dừng.
– Khi cabin đã đến được đúng vị trí cần thì nhân viên cứu hộ sẽ nhả dần cần phanh.
– Nhân viên cứu hộ sẽ di chuyển đến cửa tầng đang dừng cabin và sử dụng chìa khóa khẩn cấp để nhanh chóng mở khóa cửa tầng và mở nhanh chóng dùng tay để mở cửa cabin, giúp cho hành khách mắc kẹt nhanh chóng di chuyển khỏi thang máy.
– Sau khi đã đưa hết toàn bộ người mắc kẹt ra khỏi thang máy, nhân viên cứu hộ cần đóng lại cửa cabin, thiết lập rào chắn ngăn cản ở lối vào của cửa tầng. Ngừng nguồn điện cung cấp cho thang máy để đảm bảo an toàn.
– Nhanh chóng báo lại sự cố vừa xảy ra cho Ban quản lý của tòa nhà và sớm liên hệ với đơn vị được giao trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng thang máy để họ tới khắc phục sự cố.
– Trong quá trình thực hiện việc cứu hộ, nhân viên cũng cần thường xuyên liên lạc và thông báo tình hình với những người đang mắc kẹt lại trong thang máy để họ không bị bất an, hoảng loạn. Đặc biệt khi di chuyển vị trí cabin lên tầng gần nhất thì nhất định phải thông báo trước để những người mắc kẹt không lo sợ khi thang máy đột ngột bị di chuyển.
Những lưu ý mà chủ đầu tư, tòa nhà nên nhớ
Để luôn khắc phục được các sự cố thang máy kịp thời, cần phải thường xuyên có đội ngũ nhân viên cứu hộ túc trực, tốt nhất là 24/24 và mỗi ca trực nên có ít nhất là 2 người.
Thường xuyên tiến hành bảo trì, bảo dưỡng cho thang máy, đặc biệt là các thang máy phải chịu năng suất làm việc lớn, liên tục. Như vậy sẽ vừa đảm bảo tai nạn, sự cố thang máy ít xảy ra, hoặc nếu có xảy ra cũng nhẹ, dễ khắc phục hậu quả.
Trên đây là cách thức mà nhân viên cứu hộ thường làm mỗi khi gặp sự cố thang máy ngừng hoạt động. Bạn nên biết những điều này để yên tâm hơn và biết cách phối hợp nhịp nhàng với đội ngũ cứu hộ. Sự phối hợp ăn ý giữa trong và ngoài sẽ giúp cho việc cứu hộ được thuận lợi hơn rất nhiều.
Read Full Article