Thang máy được đưa vào sử dụng mang nhiều ý nghĩa to lớn và thiết thực với cuộc sống của con người cũng như với công trình mà nó hiện diện. Vì thế, việc làm sao để có được thiết bị thang máy chất lượng, luôn trong trạng thái tốt nhất, hoàn hảo nhất để hoạt động hiệu quả nhất là điều cần được quan tâm, chú ý.
Với nhiều bộ phận khác nhau mang những chức năng, ý nghĩa khác nhau thì tủ điện thang máy là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ thiết bị nào. Học cách vệ sinh bộ phận tủ điện thang máy đúng quy trì, đúng yêu cầu sẽ giúp chúng ta có được lợi ích lớn nhất khi sử dụng thiết bị hiện đại và hữu ích này.
Quá trình vệ sinh bất kỳ bộ phận nào của thang máy cũng cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, chuẩn xác trước khi chính thức tiến hành mới giúp quá trình vệ sinh diễn ra thuận lợi, suôn sẻ như những gì chúng ta mong muốn. Chính quyết định đúng đắn, chính xác giúp chúng ta có được hiệu quả vệ sinh tốt nhất, duy trì chất lượng của thang máy hiệu quả nhất.
* MỘT SỐ DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC
Trước khi tiến hành vệ sinh tủ điện thang máy, nhất là thang máy gia đình tư nhân cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình tiến hành diễn ra thuận lợi, chính xác như những gì chúng ta mong muốn. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thang máy khi mang vào sử dụng.
– Cần chuẩn bị một hòm chứa vật dụng cá nhân gồm đầy đủ những dụng cụ sửa chữa, tháo lắp để quá trình vệ sinh tủ điện thang máy diễn ra thuận lợi.
– Trang bị một đôi găng tay phù hợp kích cỡ tay người tiến hành vệ sinh.
– Chuẩn bị trước dụng cụ kìm điện.
– Bắt buộc phải có ampe kế.
– Một số dụng cụ khác như kìm thường, đèn pin, chổi quét dọng vệ sinh, máy hút bụi,…
* THỰC HIỆN CÁC BƯỚC VỆ SINH TỦ ĐIỆN
Vệ sinh tủ điện hay bất kỳ bộ phận nào của thang máy, hoặc tổng thể thiết bị đều yêu cầu phải được thực hiện đúng theo các bước, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới mang lại hiệu quả cao như những gì chúng ta mong muốn.
– Bước 1: Việc đầu tiên chúng ta cần làm khi tiến hành vệ sinh tủ điện thang máy chính là việc thực hiện ngắt toàn bộ aptomat quản lý điện tới tủ điện. Thao tác này nhằm đảm bảo mang lại độ an toàn cho người tiến hành vệ sinh thang máy. Bởi thế cho nên, cần chú ý kiểm tra kỹ lưỡng, ngắt toàn bộ hệ thống điện nếu không muốn có những nguy hiểm, tác động tiêu cực có thể xảy ra gây ảnh hưởng không mong muốn tới người vệ sinh tủ điện. Để có được độ chắc chắn cao chúng ta có thể sử dụng bút thử điện kiểm tra một cách cẩn trọng, nắm bắt chính xác tình hình trước khi tiến hành công việc.
– Bước 2: Sau khi điện được ngắt hoàn toàn với tủ điện chúng ta thực hiện công việc vệ sinh toàn bộ bụi bẩn tại mọi vị trí trong và xung quanh tủ điện bằng chổi quét nhỏ. Mọi ngóc ngách đều cần được quét kỹ lưỡng và gọn gàng nhất.
– Bước 3: Sử dụng tua vít trong bộ đồ nghề để kiểm tra các đầu nối, đầu dây hay hệ thống áp phụ tải, có thể xiết chặt lại nếu cần nhằm giúp cho bộ phận tủ điện của thang máy có thể hoạt động trơn tru, ổn định và hiệu quả nhất. Công đoạn này được thực hiện nhằm giúp chúng ta có thể giảm bớt đi tình trạng mô ve của tủ điện, từ đó sinh ra nhiệt làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động tổng thể của cả hệ thống.
– Bước 4: Tiếp theo, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đường điện trong tủ điện, tiến hành bó lại gọn gàng nếu cần thiết. Bước tiếp theo cần thực hiện là việc sử dụng máy hút bụi để có thể vệ sinh một cách sạch sẽ nhất mọi ngóc ngách, loại bỏ bụi bẩn tích tụ trong tủ điện hiệu quả nhất. Loại bỏ hoàn toàn những tác nhân có thể gây hại cho quá trình hoạt động của tủ điện nói riêng và thang máy nói chúng giúp chúng ta có được thiết bị hoàn hảo, chất lượng nhất để mang ra sử dụng.
– Bước 5: Ở bước này chúng ta cần tiến hành kiểm tra lại toàn bộ tủ điện một cách tổng thể để chắc chắn mọi thao tác được thực hiện chuẩn xác, đạt yêu cầu. Sau đó, mở các aptomat đã đóng trước đó để tủ điện tiếp tục hoạt động bình thường.
– Bước 6: Sử dụng kìm điện cùng bút thử điện kiểm tra hết đầu nối, những thiết bị, linh kiện có trong tủ điện để chắc chắn về khả năng hoạt động hiệu quả, chính xác của mỗi bộ phận có trong tủ điện, mang lại lợi ích và hiệu quả sử dụng cao như chúng ta mong muốn. Không chỉ vậy, công đoạn này còn giúp chúng ta xác định các bộ phận đã có điện hay chưa, có thể bắt đầu hoạt động chưa.
– Bước 7: Cuối cùng, chúng ta chỉ cần vệ sinh bên ngoài tủ điện một cách sạch sẽ là thiết bị có thể quay lại hoạt động phục vụ tốt cho con người.
Tủ điện là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu ở bất kỳ thiết bị thang máy nào. Thực hiện vệ sinh tủ điện thường xuyên, đúng cách là một phần làm nên chất lượng, hiệu quả hoạt động cao cho thiết bị thang máy.
Read Full Article