KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI THANG MÁY GẶP SỰ CỐ

Thang máy là loại hình phương tiện vận chuyển khá kiên cố và vững chãi. Nó giúp con người đi lại một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Tuy nhiên, với loại hình di chuyển nào đi chăng nữa thì mức đọ an toàn của nó cũng chỉ được đặt ở con số tương đối. Sự cố thang máy cũng là một trong những điều hiển nhiên mà chúng ta không thể tránh khỏi.
Sự cố thang máy xảy ra đôi khi là do bởi những tác nhân bên ngoài nhưng nhiều lúc cũng chính bởi tự nó sinh ra. Vì thế khi bước chân vào thang máy chúng ta phải luôn sẵn sàng tâm thế để ứng phó với mọi tình huống. Đừng bao giờ suy nghĩ rằng, mức độ an toàn của bản thân phụ thuộc hoàn toàn bởi hệ thống thang máy mà còn phụ thuộc cả vào kỹ năng xử lý tình hướng khi gặp sự cố trong thang máy của bạn. Sau đây, chuyên viên tư vấn của công ty Thang máy Gia Định chúng tối sẽ hưỡng dẫn các bạn một số kỹ năng cơ bản để xử lý trong tình huống thang máy gặp sự cố.

NHỮNG SỰ CỐ THANG MÁY THƯỜNG GẶP
Hầu hết chúng ta chỉ biết mở cửa, chọn tầng và di chyển thang máy đến nơi mình muốn chứ không kịp tìm hiểu thang máy có thể gặp những sự cố gì. Hầu hết con người Việt Nạm luôn đặt mình vào thế bị động mà quên mất rằng mình là con người phải luôn chủ động trước mọi thiết bị máy móc. Với thang máy, khi sử dụng chúng ta có thể gặp những sự cố cơ bản sau:
– Sự cố mất điện: Thang máy là phương tiện sử dụng nguồn năng lượng bằng điện, cho nên dù là thang máy loại gì, ở đâu và hiện đại như thế nào đều có thể gặp sự cố này.
– Thang máy bị treo: Có nghĩa là thang máy bị dừng hoạt động đột ngột. Đây là sự cố mà khi bất kì những thiết bị cấu thành hệ thống thang máy bị trục trặc không thể vận hành. Sự cố này xảy ra hầu như đều bởi nguyên nhân quy trình bảo trì chưa tốt.
– Mất kiểm soát về tốc độ: Thang máy chạy với tốc độ vượt mức cho phép. Sự cố này chỉ dễ dàng nhận biết khi tốc độ thang chạy quá nhanh so với tốc độ bình thường.
– Thang máy rơi tự do: Sự cố này xảy ra chủ yếu bởi nguyên nhân là đứt cáp hoặc bộ phận thắng bị hỏng. Sự cố này nguy hiểm hơn rất nhiều so với khi thang máy mất kiểm soát về tốc độ.
Khi chúng ta đi thang máy, cho dù gặp sự cố nào trong những sự cố trên đều phải thật sự bình tĩnh và nhanh chóng vận dụng những kỹ năng cơ bản để thoát hiểm một cách an toàn,
KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI GẶP SỰ CỐ
Sống trong thời đại công nghệ số, chúng ta hãy trang bị cho mình kỹ năng sử xý tình huống thật tốt khi thang máy gặp sự cố. Cho dù là người hằng ngày tiếp xúc với thang máy hay chỉ đôi ba lần, thậm chí là người chưa từng đi thì bỏ túi cho mình những kỹ năng xử lý sự cố sau đây là điều không bao giờ dư cả.
– Tạo cho mình thế đứng và tinh thần thật thoải mái: ngay khi bước vào thang máy điều đàu tiên nên làm là luôn cho mình một tâm lý thật thoải mái, không căng thẳng và lo lắng. Khi gặp sự cố, thì nó là nền tảng cho sự bình tĩnh và tập trung. Phải luôn giữ cho mình một tâm trí điềm nhiên, một khối óc nhạy bén và biết phán đoán. Đừng để mình rơi vào tình trạng hoảng loạn, bởi như thế bạn sẽ dễ đưa ra những quyết định sai lầm.
– Nhấn nút gọi cứu hộ: Khi thang máy ngừng hoạt động bởi vô vàn lý do, bạn chỉ nên bấm vào nút mở cửa, đừng bao giờ bấm loạn lên bảng điều khiển. Nếu như nút mở không có tác dụng ngay tức thì bạn hãy bấm vào nút gọi cứu hộ, thậm chí bạn có thể cất tiếng gọi hoặc gõ vào thành cửa. Có thể có một số người đứng gần đó nghe thấy tiếng bạn.
– Sử dụng thiết bị an toàn tự động: Ngay khi nhấn nút gọi cứu hộ bạn đừng chỉ đứng chờ đợi và lo lắng. Đặc biệt không nóng vội mà sử dụng bất kì vật gì để cạy cửa thang. Trong thời gian chờ, bạn hãy quan sát bảng điều khiển trong cabin. Bởi hiện nay hầu hết hệ thống thang máy được lắp đặt các thiết bị an toàn ví như thiết bị dừng tầng. Thiết bị này sẽ đưa bạn về vị trí tầng gần nhất và mở cửa với nguồn tích điện dự trữ giúp bạn có thể thoát ra ngoài một cách an toàn. Tuy nhiên sẽ có những thang máy không được lắp đặt thiết bị an toàn, hoặc có nhưng đã bị hỏng.
– Không nên tự ý thoát ra bằng đường thoát hiểm: Phương án này chỉ dùng đến khi có sự điều khiển từ đội cứu hộ bên ngoài. Khi thang máy gặp sự cố chưa thể thoát ra ngoài thì bạn chỉ có thể thật sự an toàn khi ở bên trong cabin.
– Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ: khi bạn bất lực, chỉ biết chờ đợi vào sự giải cứu từ bên ngoài, bạn hãy cố gắng lắng nghe những hiệu lệnh từ họ và làm theo. Hãy cho họ biết tình trạng của bạn ở bên trong khi cần thiết. Đừng tỏ ra hoảng sợ và la hét khi thang máy di chyển, rung lắc, bởi đó có thể do đội cứu hộ đang xử lý thắng hoặc vô lăng.

– Không tiêu hao quá nhiều oxi bên trong cabin: Thang máy là một hộp kín, không khí bên trong bị hản chế cho nên khi bạn bị giữ lại trong thang máy quá lâu bạn không nên nói nhiều, la hét liên tục. Điều đó đó sẽ làm tiêu hao một lượng lớn oxi tạo cho bạn cảm giác ngột ngạt, khó thở.
– Thư giãn với tâm thế sẵn sàng: Trong khi chờ đơi, bạn có thể nằm xuống song song với mặt sàn và đừng để đầu óc mình suy nghĩ những chuyện không hay. Cố gắng nghĩ tới những điều tốt đẹp nhất.
Không ai muốn mình gặp sự cố khi dùng thang máy, không một ai mong chờ để nhấn nút E-call, trên hết ta cả chúng ta đều hy vọng thang máy luôn đảm bảo an toàn. Nhưng không gì là không thể và tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị tốt cho mình những kỹ năng xử lý khi thang máy gặp sự cố

 

You might also like

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *