Danh mục: Tư Vấn

Kiểm định an toàn thang máy là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu của các đơn vị cung cấp thang máy cũng như của người sử dụng hoặc chủ sở hữu thang máy trước khi đưa vào hoạt động.
Thang máy là máy móc thiết bị, hơn nữa lại có liên quan trực tiếp tới tính mạng con người, vì vậy trước khi đưa vào sử dụng thang máy cần được kiểm định kỹ thuật an toàn.
Vậy kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện sẽ được thực hiện trong các trường hợp cụ thể sau.
Lần kiểm định thứ nhất là sau khi thang máy được lắp đặt hoàn chỉnh và trước khi đưa vào sử dụng.
Trong trường hợp thang máy dùng 1 thời gian sau đó các chủ sở hữu tiến hành cải tạo, sửa chữa thì cần được kiểm định lại.
Nếu trong quá trình sử dụng chẳng may thang máy gặp sự cố tai nạn, hoặc các sự cố nghiêm trọng khác thì sau khi được kỹ thuật khắc phục cần được kiểm định lại xem thang đã đạt chuẩn chưa.

Một chiếc thang máy mới khi đưa vào sử dụng thường 2, 3 năm sẽ phải kiểm định lại 1 lần, hoặc trong trường hợp thang máy sử dụng quá nhiều, quá liên tục thì thời gian kiểm định cần được rút ngắn khoảng cách giữa các lần.
Trong trường hợp có kiến nghị của cơ quan thanh tra quốc gia thì cũng cần được kiểm định lại.
Vậy để đảm bảo an toàn cho chiếc thang máy cũng như người sử dụng thì các cơ quan, các doanh nghiệp, các chủ sử hữu thang máy cần có kế hoặc kiểm định thang máy theo đúng các quy định hoặc trong đúng các trường hợp trên để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

 

Read Full Article

Để giảm bớt những tai nạn do thang máy gây ra thì biện pháp tốt nhất là các cơ quan ban ngành nên kiểm soát, quản lý được những thang máy hoạt động trên địa bàn, và nhất là với những thang máy cũ đã hoạt động lâu năm.
Mới đây nhà nước ban hành quy định tại thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2014.

Trong Thông tư này cũng quy định thì đối với thang máy điện hạn kiểm định là 4 năm/lần, đối với thang máy đã sử dụng trên 20 năm thì thời hạn kiểm định là 1 năm/lần. Ngoài ra thì đơn vị sản xuất chế tạo nếu đưa ra quy định ngắn hơn về hạn kiểm định này thì đơn vị sử dụng phải tuân theo quy định của đơn vị sản xuất, cung cấp.
Bên cạnh đó việc kiểm định phải được chuẩn bị kỹ càng để những yếu tố bên ngoài không gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm định, các yếu tố an toàn vệ sinh lao động và vận hành máy móc phải luôn được đảm bảo.
Sau khi kiểm định thì cơ sở tổ chức kiểm định phải cấp chứng nhận kết quả kiểm định, khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu thì thang máy được cấp phép hoạt động.

Sau khi thông tư chính thức có hiệu lực thì các cơ quan, ban ngành, đơn vị, cá nhân sử dụng tuân thủ đúng theo thông tư, có như vậy mới đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng thang máy, nhất là với những thang máy đã hoạt động lâu năm.

 

Read Full Article

Nằm trong danh mục các loại máy móc thiết bị cần được đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn khi sử dụng, vì cậy với loại máy móc này nếu có sự cố hỏng hóc thì đòi hỏi đội kỹ thuật có chuyên môn và tay nghề sửa chữa. Nhưng hiện nay do yếu tố khách quan hoặc chủ quan mà người ta vẫn cứ tự ý sửa chữa cũng như cứu hộ thang máy khi có sự cố xảy ra.
Đây là những người không có chuyên môn, chỉ hiểu biết sơ sơ về cầu thang máy hoặc thậm chí không hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của nó, chính sự không hiểu biết này dẫn tới những sự cố tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Mới đây 1 bảo vệ tại 1 tòa chung cư đã chịu thiệt mạng khi đang đi kiểm tra lại chiếc thang máy bị hư hỏng không hoạt động.
Sự cố xảy ra khiến những người xung quanh không kịp trở tay, không kịp đưa đi cấp cứu nạn nhân đã tử vong. Sự việc không chỉ như 1 bài học cảnh tĩnh cho những người xung quanh, mà sau sự việc này cũng khiến cho các chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà nhận ra những thiếu sót trong phần trách nhiệm họ phải gánh.
Theo nhân chứng thì vụ tai nạn xảy ra khi người bảo vệ tòa nhà chung cư đang cố gắng kiểm tra lại chiếc thang máy của tòa nhà đã hư hỏng cách đây mấy tháng nhưng không được ban quản lý hay chủ đầu tư sửa chữa mặc dù cư dân đã nhiều lần kiến nghị.
Ngay sau vụ tai nạn rất nhiều báo chí cũng như dư luận rất bức xúc về việc các chủ đầu tư, ban quản lý đã quá thờ ơ trước những kiến nghị của người dân, mặc dù sự việc xảy ra không phải do ban quản lý, hay chủ đầu tư dùng tay đẩy nạn nhân xuống chỗ chết, nhưng chính sự thờ ơ của họ là nguyên nhân dẫn đến sự thiệt mạng của nạn nhân.
Sau vụ tai nạn thì chắc hẳn nhiều người đã rút ra cho mình 1 bài học cảnh giác và tự bảo vệ bản thân, không được lơ lài, chủ quan trong mọi tình huống, nếu như vậy chỉ có bản thân thiệt mạng và gia đình chịu tổn thất.

 

Read Full Article

Thang máy bị rơi là điều rất hiểm khi xảy ra và với cơ chế an toàn của thang máy hiện nay thì xác suất để chúng ta bị ảnh hưởng khi thang máy bị rơi là rất thấp. Nhưng với những người thường xuyên sử dụng thang máy thì cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Thường thì khi thang máy rơi, tâm lý của người đang đứng trong cabin thang máy sẽ rất lo sợ vì lơ sợ nên sẽ dễ đến hoảng loạn, không kiềm chế được hành động của bản thân, có thể họ sẽ tìm đủ mọi cách để thoát thân. Nhưng lúc này chúng ta nên nhớ, khi thang máy đang rơi đừng cố cạy cửa thang máy ra, điều này là rất khó và nếu bạn cậy được cửa thang máy mở ra, chưa chắc gì bạn đã an toàn, có thể bạn sẽ bị rơi ra ngoài, điều này sẽ rất nguy hiểm.

Đồng thời, chúng ta cũng không nên cố gắng nhảy ra khỏi thang máy trước khi thang máy tiếp đất, sở dĩ vì tốc độ rơi của thang máy sẽ nhanh hơn tốc độ nhảy của chúng ta rất nhiều, vì thế điều này là không thể vì nó sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của chúng ta hơn.
Bên cạnh đó cũng không nên khuỵu gối xuống, vì khi thang máy rơi tất nhiên chúng ta sẽ không thể đứng thẳng được rồi, và lực tác động sẽ chuyển từ thang máy lên người chúng ta, nếu như trong trường hợp này chúng ta cố khuỵu gối sẽ gây áp lực rất lớn cho chân của chúng ta, dẫn đến cơ thể không thăng bằng, chúng ta sẽ dễ bị ngã xuống sàn gây thương tích nguy hiểm..
Bên cạnh những lưu ý trên thì chúng ta cũng cần biết thêm về một lưu ý trong trường hợp thang máy gặp trục trặc. Thứ nhất, nếu thang máy bị ngừng đột ngột, chúng ta không nên quá hoảng sợ là sẽ bị ngộp thở vì thiếu không khí, hãy yên tâm, điều này sẽ không xảy ra. Thứ hai, đừng nên cố gắng leo ra khỏi thang máy, hành động này cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ tử vong vì bị kẹp giữa sàn nhà và thang máy là rất cao, Bên cạnh đó chúng ta nên nhấn nút trợ giúp, gọi điện thoại nội bộ gắn trong thang máy để thông báo cho nhân viên toà nhà biết. Đồng thời, hãy cố gắng bình tĩnh hết sức có thể vì những người kỹ sư cũng đang cố gắng cứu chúng ta ra ngoài.

Trong trường hợp xấu nhất là nhân viên trong tòa nhà ứng phó không kịp, thang máy vẫn cứ rơi và chúng ta vẫn bị nhốt trong cabin cầu thang máy thì ngay lập tức chúng ta hãy nằm song song với sàn nhà, ngay chính giữa thang máy và hãy gối đầu lên một tay, còn một tay thì hãy dùng để che mặt. Điều này sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu tối đa thương tích, giảm thiểu bị thương vùng đầu và vùng mặt cho chúng ta.

 

Read Full Article