Danh mục: Tư Vấn

Thang máy là thiết bị di chuyển khá quen thuộc với người dân ở khu vực thành phố, tuy nhiên hiện nay đa số các hộ gia đình chỉ mới biết sử dụng chưa chưa biết cách vệ sinh hoặc có vệ sinh cũng chỉ làm sơ sài chưa đúng cách.
Vệ sinh là hoạt động cần thiết không chỉ với con người hay nhà cửa, vệ sinh cũng rất cần thiết cho thang máy gia đình, vì nếu không được vệ sinh thì không loại bỏ được các bụi bẩn bám ở các khe kẻ, nó có thể là nguyên nhân gây kẹt thang hoặc làm thang chạy kém êm ái.
Để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định thì việc vệ sinh cũng là điều vô cùng cần thiết. Vậy thì vệ sinh thang máy thế nào là đúng cách.

Trước tiên trong tòa nhà có thang máy nếu được sử dụng làm văn phòng, nhà nghỉ, khách sạn… có nhiều lượt người qua lại trong ngày thì nhất thiết phải có 1 nhân viên trông coi cũng như hướng dẫn sử dụng thang máy, đây phải là nhân viên có chút kinh nghiệm hoặc chuyên môn trong việc sử lý các tình huống có thể xảy ra.
Với các loại thiết bị dễ gây cháy nổ thì cần tránh tuyệt đối khu vực thang máy hoặc gần thang máy.
Nên vệ sinh các rãnh trượt cửa tầng vì đây là nơi thường xuyên bám bụi, nếu lớp bụi ngày càng dầy lên thì nó sẽ gây ảnh hưởng tới việc đóng mở cửa, có thể nó là nguyên nhân gây kẹt thang hoặc thang không hoạt động.
Khi vận chuyển đồ đạc hoặc xe đẩy thì nên cẩn thận, tránh trường hợp va chạm vào cabin, nhất là phần cửa.
Khi vệ sinh phần tay vịn thang máy hay nút bấm gọi tầng hoặc các nút tầng trong cabin cần vệ sinh bằng chất tẩy rửa, diệt khuẩn nhằm ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở và lan truyền sang con người.
Khi vệ sinh sẽ cần dùng nước, tuy nhiên phải tránh tuyệt đối không để nước chảy vào cửa tầng làm ướt hố thang máy, vì nếu làm rớt nước, đổ nước ra đây có thể gây nên chập, cháy nổ do chập điện.

Nên vệ sinh cả khu vực ra vào ở cửa tầng và sàn cabin thang máy vì đây thường là nơi có nhiều rác thải bản và các lớp vi khuẩn trú ngụ.
Nếu sử dụng các chất tẩy rửa cho bảng điều khiển hoặc cho inox trong cabin cần sử dụng loại được cho phép, tránh trường hợp dùng 1 số chất không hợp gây nên hoen, ố hoặc gỉ inox.
Mỗi thang máy cần được vệ sinh ít nhất mỗi ngày 1 lần và cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định.

 

Read Full Article

Thang máy di chuyển theo chiều thẳng đứng với tốc độ cực nhanh. Vì vậy một số người khi sử dụng thang máy sẽ có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, vậy nguyên nhân từ đâu gây nên những chóng mặt buồn nôn.
Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt khi đi thang máy.
Đây được cho là hiện tượng rối loạn việc giữ thăng bằng cho cơ thể trong không gian, từ đó gây nên hiện tượng chóng mặt. Triệu chứng chóng mặt xảy ra khi thần kinh trung ương nhận tín hiệu không đồng bộ của các hệ thống, tai trong ghi nhận chuyển động lên xuống, qua lại của đầu, mắt phát hiện các chuyển động của cơ thể trong không gian, da lòng bàn chân ghi nhận áp lực tiếp xúc của cơ thể với mặt đất, các cơ, khớp xương ghi nhận chuyển động các chi và thân mình.

Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc sử dụng thang máy sẽ cảm thấy chóng mặt, tuy hiện tượng trên chỉ xảy ra ở 1 số người, nhưng nó cũng làm ảnh hưởng mạnh tới nhu cầu ăn ở và làm việc, nhất là người sống ở chung cư và những người làm việc ở các tòa nhà văn phòng.
Phương pháp điều trị.
Những người bị chứng chóng mặt khi đi thang máy nên thường xuyên tập thể dục, nên đứng giữa lòng cabin thang máy hoặc giữ chặt tay vịn trong cabin. Đặc biệt không nên sử dụng những chiếc thang máy quá cũ, vì những chiếc thang này sẽ chạy kém êm, hay dung lắc sẽ khiến bạn càng thêm sợ hãi.

Và điều quan trọng nhất là với những người bị chứng bệnh này không nên sử dụng thang lồng kính, đây là loại thang máy quan sát, khi vào thang máy, thang máy lên cao bạn có thể quan sát hết được cảnh bên ngoài, và tốc độ thang máy sẽ chạy rất nhanh, vì vậy những người thường bị chóng mặt khi sử dụng thang máy không nên đi loại thang này, nó sẽ khiến bạn bị chóng mặt nhanh hơn và nguy hiểm hơn có thể gây ra việc ngất sửu khi sử dụng thang.

 

Read Full Article

Trong các tòa nhà cao tầng, chung cư hay các văn phòng cho thuê, lưu lượng người hàng ngày qua lại là tương đối lớn. Sự xuất hiện của thang máy sẽ giúp cho việc di chuyển lên các tầng nhà được nhanh, tiết kiệm thời gian và giảm sử dụng sức lực của con người hơn. Tuy nhiên, thang máy cũng chỉ là máy móc nên không thể tránh được các trường hợp hỏng hóc. Và chắc chắn bất cứ người sử dụng thang máy nào đều cũng sẽ lấy làm tò mò, không biết khi thang máy gặp sự cố thì các nhân viên cứu hộ sẽ xử lý ra sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Bộ phận cứu hộ thang máy
Thiết bị cứu hộ tự động của thang máy: Bản thân mỗi chiếc thang máy hoặc thang máy dùng gia đình khi tiến hành lắp đặt đã đều được trang bị thêm một bộ phận cứu hộ hoạt động tự động. Nhiệm vụ chính của bộ cứu hộ công nghệ này là tự động giải quyết, cứu người mắc kẹt trong cabin nếu như thang máy gặp phải sự cố mất điện hay hỏng hóc đơn giản. Thiết bị này sẽ hoạt động độc lập và dựa trên một lập trình cài đặt sẵn từ ban đầu.
Nhân viên cứu hộ của tòa nhà: Do không phải lúc nào bộ cứu hộ tự động lắp trong thang máy cũng có thể hoạt động bình thường được, đôi khi có thể do thang máy hỏng hóc đã kéo theo bộ phận này cũng bị hỏng theo. Lúc đó, thiết bị sẽ không thực hiện được nhiệm vụ của mình. Vì vậy, các nhân viên cứu hộ trong tòa nhà sẽ là người thực hiện nhiệm vụ giải cứu người mắc kẹt bên trong cabin. Nhân viên cứu hộ sẽ tùy vào từng tình huống sự cố cụ thể mà áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau.

Các bước cứu hộ thang máy cơ bản
– Ngay khi nhận được lời kêu gọi sự hỗ trợ từ những người bên trong cabin thông qua thiết bị liên hệ là Intercom hay điện thoại, thì các nhân viên cứu hộ sẽ nhanh chóng cập nhật tình hình bên trong thang máy như số lượng người mắc kẹt, tình hình sức khỏe của họ, hệ thống điện, các thiết bị khác trong cabin ra sao… Sau đó bộ phận cứu hộ (ít nhất phải gồm có hai người) sẽ thực hiện những bước thao tác cứu hộ cơ bản như sau:
– Trước hết cần phải đảm bảo đầy đủ nguồn điện cần thiết cho thang máy. Nếu bị ngắt cần phải kịp thời cung ứng lại.
– Bước tiếp theo cần phải xác định rõ vị trí của cabin đang ở gần gầm cửa tầng của tầng nào nhất. Cách xác định rất đơn giản, bởi mỗi một cabin đều được thiết kế đánh một dấu vạch rõ ràng trên dây cáp ở tại phòng máy, điều này giúp biểu hiện chính xác rằng cabin đã ở điểm dừng đúng trong quá trình vận hành. Sau khi đã xác định đúng vị trí dừng của cabin, nhân viên cứu hộ sẽ đưa cabin tới đúng vị trí gầm tầng cần nhất. Cách thực hiện như sau: Một nhân viên sẽ từ từ nhả phanh cơ, trong khi nhân viên còn lại sẽ thực hiện quay tay. Thực hiện liên tục như vậy cho đến khi cabin lên được đúng cửa tầng cần dừng.
– Khi cabin đã đến được đúng vị trí cần thì nhân viên cứu hộ sẽ nhả dần cần phanh.
– Nhân viên cứu hộ sẽ di chuyển đến cửa tầng đang dừng cabin và sử dụng chìa khóa khẩn cấp để nhanh chóng mở khóa cửa tầng và mở nhanh chóng dùng tay để mở cửa cabin, giúp cho hành khách mắc kẹt nhanh chóng di chuyển khỏi thang máy.
– Sau khi đã đưa hết toàn bộ người mắc kẹt ra khỏi thang máy, nhân viên cứu hộ cần đóng lại cửa cabin, thiết lập rào chắn ngăn cản ở lối vào của cửa tầng. Ngừng nguồn điện cung cấp cho thang máy để đảm bảo an toàn.
– Nhanh chóng báo lại sự cố vừa xảy ra cho Ban quản lý của tòa nhà và sớm liên hệ với đơn vị được giao trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng thang máy để họ tới khắc phục sự cố.
– Trong quá trình thực hiện việc cứu hộ, nhân viên cũng cần thường xuyên liên lạc và thông báo tình hình với những người đang mắc kẹt lại trong thang máy để họ không bị bất an, hoảng loạn. Đặc biệt khi di chuyển vị trí cabin lên tầng gần nhất thì nhất định phải thông báo trước để những người mắc kẹt không lo sợ khi thang máy đột ngột bị di chuyển.

Những lưu ý mà chủ đầu tư, tòa nhà nên nhớ
Để luôn khắc phục được các sự cố thang máy kịp thời, cần phải thường xuyên có đội ngũ nhân viên cứu hộ túc trực, tốt nhất là 24/24 và mỗi ca trực nên có ít nhất là 2 người.
Thường xuyên tiến hành bảo trì, bảo dưỡng cho thang máy, đặc biệt là các thang máy phải chịu năng suất làm việc lớn, liên tục. Như vậy sẽ vừa đảm bảo tai nạn, sự cố thang máy ít xảy ra, hoặc nếu có xảy ra cũng nhẹ, dễ khắc phục hậu quả.
Trên đây là cách thức mà nhân viên cứu hộ thường làm mỗi khi gặp sự cố thang máy ngừng hoạt động. Bạn nên biết những điều này để yên tâm hơn và biết cách phối hợp nhịp nhàng với đội ngũ cứu hộ. Sự phối hợp ăn ý giữa trong và ngoài sẽ giúp cho việc cứu hộ được thuận lợi hơn rất nhiều.

 

Read Full Article

Những điều cần học và thói quen nên làm theo khi sử dụng thang:
– Nên đọc qua các kiến thức cơ bản về sử dụng thang máy.
– Khi chờ thang máy bạn nên đứng lùi sang một phía để người trong thang ra khi thang dừng tầng .
– Khi cabin thang máy đã đủ người thì bạn nên chờ để đi lượt sau hoặc sử dụng thang máy khác.
– Khi bước vào thang máy nhấn số tầng cần đến luôn để tránh việc bạn sẽ quên.
– Giữ khoảng cách an toàn với cửa khi ở trong cabin thang máy.
– Không để trẻ nhỏ tự ý đi thang máy. Nếu trẻ đi cùng bạn thì cần để trẻ đứng xa cửa thang.
– Nhấn nút giữ cửa khi thấy có người vào thang chậm.

– Trường hợp thang bị trục chặc hãy bình tĩnh ấn nút báo cho nhân viên quản lý biết.
Những điều không nên làm khi ở trong thang:
– Không dung tay hoặc đồ vật để chèn cửa thang. Không vào hoặc ra khi thang đang đóng cửa
– Trường hợp tòa nhà có sự cố như hỏa hoạn hoặc động đất thì không nên đi thang máy. Thay vào đấy bạn nên đi thang bộ.
– Khi thang báo quá tải bạn nên đứng chờ.
– Khi tải các đồ nặng bằng thang tải người cần xin ý kiến của quản lý.
– không xô đẩy, vội vàng khi ra vào thang.

– Trường hợp thang bị gặp sự cố bạn cần giữ bình tĩnh vào gọi người trợ giúp theo hướng dẫn trong thang.
– Nếu cửa cabin mở khi cabin còn chưa về đúng vị trí tầng thì không nên bước hoặc nhảy ra khoải cabin.
– Không cho phép trẻ nhở sử dụng thang máy khi không có người lớn đi kèm.

 

Read Full Article