Đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, giải quyết vấn đề nhà ở các tòa nhà cao tầng thi nhau mọc lên san sát. Thang máy với sự tiện lợi nhanh chóng trở thành thiết bị di chuyển chuyên dụng phục vụ cuộc sống con người.
Tuy nhiên thời gian vừa qua, thực tế sử dụng thang máy đặt ra nhiều câu hỏi: có nên không thiết lập một quy tắc cho người tham gia thang máy nhằm nâng cao mục đích sử dụng thang máy ngày càng cao hơn? Đặc biệt văn hóa sử dụng thang máy công cộng trong khung giờ cao điểm?
Văn hóa là sản phẩm sáng tạo, đây là nấc thang đưa con người vượt lên những loài vật khác. Văn hóa sử dụng thang máy là vấn đề nhỏ trong tổng thể phạm trù văn hóa được quan tâm hiện nay. Nói về văn hóa sử dụng thang máy chinh là nói về thái độ, ý thức, hành vi cuả người tham gia. Từ đó tìm ra những hạn chế cần khắc phục nhằm xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa sử dụng thang máy theo hướng càng “ tiện “ càng “tốt” trong xã hội hiện đại.
Thang máy là phương tiện công cộng phục vụ số đông không phải cá nhân riêng lẻ. Hầu hết mọi người đều nhận thức được sự tiện lợi từ tính năng của thang máy mang lại. Tuy nhiên tính cách đặc trưng của người dân Việt là nóng nảy, sốt ruột …trong nhiều trường hợp đặc biệt ở khung giờ cao điểm thì văn hóa sử dụng thang máy ở một bộ phận là không có.
Những biểu hiện: lộn xộn, chen lấn, xô đẩy người trong chưa ra người ngoài đã chen vào hay là thói quen đứng sát vào thang máy, đứng che luôn bẳng điều khiển, bảng chỉ dẫn tầng lên xuống, đứng mặt đối mặt nhau. Nhiều trường hợp không gian cabin nhỏ khi vào được trong không có ý thức đứng gọn vào mà thái độ đứng chặn ở cửa, gây cản trợ cho người vào, ra. Xếp hàng chờ thang máy là hành động thể hiện ý thức đối với chính bản thân mình và đối với người xung quanh. Hành động này phải thực hiện theo nguyên tắc: đến trước xếp trước, xếp theo hai hàng ở hai bên cửa, tránh đứng trực diện với cửa ra vào. Lúc thang máy dừng chờ người trong ra hết rồi mới bước vào, nếu có báo động quá tải thì người gần cửa tự động bước ra ngoài.
Thang máy ra đời là phương tiện cần thiết nhưng bắt nguồn từ ý thức sử dụng, tâm lý của chung tại các khu chung cư thang máy công cộng trở thành “ bãi rác”. Thang máy trở thành bãi rác, nơi trông trẻ là thực tế xảy ra thường xuyên. Tham gia sử dụng thang máy nhiều người cứ vô tư nói chuyện trong không gian kín chỉ chừng 5m2, nghe điện thoại cứ cố gào to, hút thuốc lá, khạc nhổ, ngoáy tai, ngoáy mũi, gây phản cảm cho người đối diện.
Tham gia sử dụng thang máy có một quy tắc đi lên thì bấm mũi tên lên, đi xuống thì ngược lại, thế nhưng nhiều người lại bấm cả hai nút vừa lên vừa xuống gây lãng phí thời gian chờ đợi. Phương tiện này là cỗ máy hoạt động theo sự điều khiển của con người trên cơ sở được lập trình sẵn những hành động trên vừa gây mất thời gian, vừa tốn kém điện năng góp phần hao mòn thiết bị nhanh chóng. Tâm lý cha chung không ai khóc, không có ý thức sử dụng, bảo quản tài sản chung là nguyên nhân gây nên các sự cố hỏng thang, kẹt thang, thang rơi tự do đe dọa trực tiếp tới tính mạng của con người.
Ở nước ta, văn hóa sử dụng thang máy hoặc thang máy gia đình còn nhiều bất cập, thực tế đó không chỉ gây khó chịu với người xung quanh mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh con người, đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế. Vấn đề sử dụng thang máy, mỗi cá nhân tham gia tự ý thức, thay đổi thói quen, cư xử văn minh hơn. Để thang máy ngày càng phát huy tính năng của nó, đồng thời tạo ra một nét văn hóa đẹp trong môi trường làm việc cũng như sinh hoạt.
Read Full Article