Thang máy là phương tiện di chuyển được đưa vào danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Đây là thiết bị gắn liền với tính mạng con người, trước khi đưa vào vận hành sử dụng cần phải được kiểm định nghiêm ngặt theo quy trình của đơn vị tổ chức cơ quan nhà nước chỉ định kiểm định.
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THANG MÁY VÌ ĐÂU?
Kiểm định an toàn thang máy là hoạt động kỹ thuật được thực hiện theo một quy trình kiểm định mục đích đánh giá và kiểm chứng sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.
Thang máy hoặc thang máy gia đình là phương tiện di chuyển người, hàng hóa trong các trung tâm, tòa nhà cao tầng gắn liền với sự an toàn tính mạng, tài sản. Theo Thông tư 32/2011/ TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thang máy là mặt hàng được đưa vào danh sách danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Thang máy là thiêt bị hoàn chỉnh có cấu tạo gồm hai hệ thống: hệ thống cơ khí và hệ thống điện. Cả hai phần này đều có tiêu chuẩn, quy định và chịu sự chi phối, kiểm soát của “Luật chất lượng sản phầm, hàng hóa”. Trong các bản thiết kế thang máy bao giờ cũng tính toán đến các trường hợp sự cố. Thế nhưng thực tế trong thời gian vừa qua xảy ra khá nhiều vụ tai nạn, sự cố thang máy ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ những nguyên nhân đó, thang máy cần phải được kiểm định định kỳ, kiểm định kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng. Chỉ khi mà khâu kiểm định an toàn được thực hiện tốt, đúng quy trình thì mới hạn chế được mức tối đa các sự cố thiệt hại về người, tài sản liên quan đến thang máy.
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Kiểm định an toàn thang máy là 1 quá trình theo quy định chung được thực hiện qua các bước: kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị, kiểm tra bên ngoài, kỹ thuật, các chế độ thử tải và bước cuối cùng là xử lý kết quả kiểm định. Sau kiểm tra quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội buộc các cơ quan đăng kiểm phải dán tem kiểm định lên thiết bị được kiểm định ở vị trí dễ nhìn thấy.
Các thiết bị dùng để kiểm định an toàn thang máy bao gồm: Thiết bị đo điện trở cách điện, thiết bị đo điện trở tiếp đất, thiết bị đo dòng điện, thiết bị đo hiệu điện thế, thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay, các thiết bị đo độ dài, đường kính, khe hở, đo cường độ ánh sáng…..
Kiểm định an tàn thang máy thực hiện có ba hình thức: kiểm tra kỹ thuật an toàn lần đầu đánh giá tính trạng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn khi lắp đặt thang máy, trước khi vận hành; Kiểm định an toàn định kỳ tức là đánh giá tình trạng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của thang máy khi hết thời hạn của lần kiểm định trước; Kiểm định an toàn kỹ thuật bất thường là trường hợp đánh giá tình trạng thang máy theo quy chuẩn, tiêu chuẩn khi sửa chữa, nâng cấp cải tạo thang máy có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật thang máy hoặc là trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thời hạn quy định kiểm định an toàn thang máy tùy thuộc vào từng loại thang. Đối với thang máy điện đã sử dụng trên 20 năm thì thời gian định kỳ kiểm định là 1 năm còn đa số các loại thang cứ 4 năm kiểm tra định kỳ một lần. Trong các trường hợp nhà sản xuất quy định, các cơ quan yêu cầu kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà sản xuất, cơ quan yêu cầu. Trường hơp đặc biệt rút ngắn thời hạn kiểm định thì phải có biên bản nêu rõ ký do có sự xác nhận của kiểm định viên.
Để khắc phục các sự cố thang máy xảy ra, chúng ta không những ý thức được việc sử dụng thang máy mà còn phải chú trọng vào việc kiểm định an toàn chất lượng thang máy. Công tác kiểm định này phải được thực hiện theo đúng quy trình thời gian khuyến cáo của nhà cung cấp thang máy và quy định nhà nước.