Những điều mà người ta thường nghĩ tới thang máy nội địa là chất lượng không đảm bảo, quy trình sản xuất và mẫu mã nghèo nàn, độ an toàn không cao, kèm theo đó là tâm lý chuộng hàng ngoại khiến cho thang máy nội địa không có chỗ đứng trên đất mình.
Trên thị trường hiện nay nổi tiếng nhất vẫn là các hãng như là: thang máy Misubishi, Nippon, Thyssenkrupp, Huyndai,… Thương hiệu Việt ở các tòa nhà cao tầng gần như là không có.
Các chuyên gia đánh giá lý do chủ yếu nhất là do quy trình sản xuất thang máy nội địa không đảm bảo quy trình chất lượng và an toàn.
Đa số công trình đều nhập thang máy nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước vì các nhà thầu tin tưởng vào chất lượng và hệ thống an toàn hơn các hãng trong nước.
Điều này khiến các công ty thang máy nội địa đau đầu do sự tăng trưởng mạnh mẽ của “miếng bánh” ngon ăn này. Trong khi đó các công ty ngoại lại đang xơi miếng bánh ngon này một cách thuận lợi do có tài chính mạnh, kinh nghiệm thương trường lâu năm. Thương hiệu càng lớn và lâu năm thì niềm tin người tiêu dùng càng cao.
Có nhiều công ty thang máy trong nước ban đầu phải đi bán hàng cho các nhà cung cấp ngoại, thậm chí là bị thâu tóm lại, khai tử công ty để chạy theo xu hướng thị trường cũng là điều dễ hiểu.
“miếng bánh” thị trường thang máy Việt gần như rơi vào tay các công ty ngoại bởi họ có uy tín và nhiều thế mạnh cạnh tranh khác. Tỷ lệ đô thị hóa ở VN đang rất cao, trên 35%. Do vậy nhu cầu phát triển các công trình cao tầng là rất lớn.
Thực tế thì các tòa nhà cao tầng đang mọc lên như nấm sau mưa.
Nhiều công ty trong nước cũng bàn tới sản xuất, nhưng chỉ có thể làm được những thiết bị cơ bản như cabin, hộp kỹ thuật,… tỷ lệ % thiết bị được sản xuất trong nước rất thấp. Nguyên nhân chính là do ngành công nghiệp phụ trợ trong nước còn hạn chế, nhiều linh kiện bắt buộc phải nhập khẩu.
Tuy nhiên, đó không phải là lý do mà các công ty thang máy Việt không ngừng vươn lên phát triển và cạnh tranh cùng các thương hiệu ngoại.