Các loại thang máy
Thang máy là một thiết bị điện dùng để chở người, hàng hóa theo trục thẳng đứng, nghiêng và sắp tới là sẽ cả theo trục ngang (khi thang máy MULTI chính thức được ThyssenKrupp) giới thiệu. Hiện có nhiều loại thang máy trên thị trường, việc phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khách nhau.
1. Phân loại thang máy theo công dụng:
– Thang máy chở khách (Passenger Lift – Ký hiệu là P): là loại thang được thiết kế với các tiêu chí an toàn cao nhất dùng để chở người được lắp cho các tòa nhà cao tầng như văn phòng, khách sạn, chung cư. Loại thang máy chở người có kích thước nhỏ lắp cho hộ gia đình còn được gọi là thang máy gia đình
– Thang máy chở hàng (Freight Lift – Ký hiệu là F): Là loại thang thường được dùng trong các nhà máy, nhà xưởng, showroom oto, xe máy. Loại thang máy chở hàng thường dùng loại cửa mở sắt xếp, không có cảm biến an toàn cửa photocell, không có cứu hộ tự động chính vì thế tuyệt đối không dùng để chở người.
– Thang máy chở hàng có người đi kèm – Ký hiệu là FP: bản chất nó là loại thang máy chở hàng nhưng được thiết kế đẹp hơn và có đầy đủ các thiết bị an toàn như thang máy chở người.
– Thang máy bệnh viện – Ký hiệu là: B: Thang máy bệnh viện là loại thang máy chở người nhưng có kích thước chuyên dụng. Kích thước thang máy bệnh viện phải vừa các loại băng ca tải bệnh nhân. Ví dụ kích thước thang tải bệnh của hãng Mitsubishi:
- Loại B750:
- Kích thước hố thang: 2070mm x 2730mm
- Kích thước cabin: 1300mm x 2300mm
- Kích thước của: 1100mm
- Loại B1000
- Kích thước hố thang: 2270mm x 2930mm
- Kích thước cabin: 1500mm x 2500mm
- Kích thước của: 1200mm
– Thang máy chở thức ăn (Dumbwaiter – Ký hiệu là DW): Là loại thang có thiết kế đơn giản, cabin thường được chia thành nhiều tầng dùng để tải đồ ăn, đồ uống trong các nhà hàng, khác sạn. Thang máy DW không có button cabin mà bảng điều khiển được lắp ở ngoài cửa tầng.
2. Phân loại theo cấu tạo
– Thang máy sử dụng cáp kéo: Nguyên lý hoạt động theo kiểu ròng rọc, một bên là cabin và một bên là đối trọng. Đến nay đây vẫn là loại thang máy phổ biến nhất, dùng từ cho các tòa nhà siêu cao ốc cho đến hộ gia đình.
– Thang máy thủy lực: thang hoạt động di chuyển lên xuốn nhờ một hoặc nhiều pít tông thủy lực. Loại thang máy máy này bị giới hạnh chiều cao hành trình thế nên chủ yếu được ứng dụng cho phân khúc thang máy gia đình hoặc thang tải hàng.
– Thang máy trục vít – bánh vít: Ưu điểm của thang máy trục vít là yêu cầu hố pít thang máy nông, kích thước nhỏ gọn.
Nhược điểm của loại thang này là chạy ồn, tốc độ thấp, sau một thời gian dùng thì phải thay trục vít và bánh vít (do bị mòn) với chi phí cao
– Thang máy chân không: Đây có thể nói là thang hiếm và đắt nhất hiện nay, thang có hình trụ và cabin di chuyển lên xuống do sự thay đổi áp suất giữa phí trên, phía dưới và trong cabin. Hiện nay thang máy chân không có giá suýt soát 1 tỷ đồng
– Thang máy không phòng máy và có phòng máy: Loại thang máy không phòng máy sử dụng động cơ không hộp số có thiết kế nhỏ gọn nên không cần phòng kỹ thuật ở trên nóc công trình phù hợp để sử dụng cho những nhà bị giới hạn chiều cao xây dựng.
– Thang máy Stairlift: Là loại thang được gắn dọc cầu thang bộ, có hình dáng như một cái ghế. Starilift dùng để phục vụ người già và người khuyết tật trong gia đình
– Thang máy không cần cáp tải – thang má đệm từ trường: Hiện nay tập đoàn ThuyssenKrupp đang nghiên cứu và chạy thử nghiệm loại thang máy không cần cáp tải với tên gọi MULTI. Thang máy MULTI hoạt động trên nguyên lý đệm từ trường như các loại tầu cao tốc, vì không cần dùng cáp cho nên MULTI không chỉ di chuyển theo phương thẳng đứng mà còn cả theo phương ngang.
3. Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ:
– Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc: Là loại thang nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài về. Hiện tại Việt nam có các loại thang nhập nguyên chiếc của các hãng nổi tiếng như: Mitsubishi, Schindler, ThyssenKrupp, Kone, Otis, Hitachi, Toshiba, Hyundai,…
– Thang máy liên doanh: Là sản phẩm của liên doanh giữa một công ty thang máy nước ngoài và một công ty thang máy trong nước.
– Thang máy nội địa: Là thang máy được sản xuất một số bộ phận trong nước như cabin, khung cabin, cáp điện còn những phần quan trọng như máy kéo, điều khiển, rail, cáp tải nhập khẩu của các hãng sản xuất thang máy khác.
4. Phân loại thang máy theo TCVN 5744 – 1993
Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 5744 – 1993 thì thang máy được chia thành 5 loại:
- Loại I: thang thiết kế cho mục đích chở người
- Loại II: thang máy được thiết kế cho việc chở người nhưng có tính năng chở hàng
- Loại III: thang máy bệnh viện
- Loại IV: thang máy chở hàng hóa có người đi kèm
- Loại V: thang máy điều khiển ngoài cabin như thang máy tải thức ăn
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có thể nói đã có đầy đủ tất cả các loại thang máy mà ngành công nghiệp thang máy thế giới hiện có. Tùy vào nhu cầu sử dụng, chi phí đầu tư (số tiền định dành cho hạng mục thang máy của chủ đầu tư) mà mỗi công trình lựa chọn loại thang máy thích hợp.
THANG MÁY MITSUBISHI THÁI LAN
Hotline/Zalo/Viber 091 579 3355
Email: mitsubishithailan@gmail.com
Website : thangmaymitsubishithailan.com
Read Full Article