Tháng: Tháng Mười 2017

Trong các tòa nhà cao tầng, chung cư hay các văn phòng cho thuê, lưu lượng người hàng ngày qua lại là tương đối lớn. Sự xuất hiện của thang máy sẽ giúp cho việc di chuyển lên các tầng nhà được nhanh, tiết kiệm thời gian và giảm sử dụng sức lực của con người hơn. Tuy nhiên, thang máy cũng chỉ là máy móc nên không thể tránh được các trường hợp hỏng hóc. Và chắc chắn bất cứ người sử dụng thang máy nào đều cũng sẽ lấy làm tò mò, không biết khi thang máy gặp sự cố thì các nhân viên cứu hộ sẽ xử lý ra sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Bộ phận cứu hộ thang máy
Thiết bị cứu hộ tự động của thang máy: Bản thân mỗi chiếc thang máy hoặc thang máy dùng gia đình khi tiến hành lắp đặt đã đều được trang bị thêm một bộ phận cứu hộ hoạt động tự động. Nhiệm vụ chính của bộ cứu hộ công nghệ này là tự động giải quyết, cứu người mắc kẹt trong cabin nếu như thang máy gặp phải sự cố mất điện hay hỏng hóc đơn giản. Thiết bị này sẽ hoạt động độc lập và dựa trên một lập trình cài đặt sẵn từ ban đầu.
Nhân viên cứu hộ của tòa nhà: Do không phải lúc nào bộ cứu hộ tự động lắp trong thang máy cũng có thể hoạt động bình thường được, đôi khi có thể do thang máy hỏng hóc đã kéo theo bộ phận này cũng bị hỏng theo. Lúc đó, thiết bị sẽ không thực hiện được nhiệm vụ của mình. Vì vậy, các nhân viên cứu hộ trong tòa nhà sẽ là người thực hiện nhiệm vụ giải cứu người mắc kẹt bên trong cabin. Nhân viên cứu hộ sẽ tùy vào từng tình huống sự cố cụ thể mà áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau.

Các bước cứu hộ thang máy cơ bản
– Ngay khi nhận được lời kêu gọi sự hỗ trợ từ những người bên trong cabin thông qua thiết bị liên hệ là Intercom hay điện thoại, thì các nhân viên cứu hộ sẽ nhanh chóng cập nhật tình hình bên trong thang máy như số lượng người mắc kẹt, tình hình sức khỏe của họ, hệ thống điện, các thiết bị khác trong cabin ra sao… Sau đó bộ phận cứu hộ (ít nhất phải gồm có hai người) sẽ thực hiện những bước thao tác cứu hộ cơ bản như sau:
– Trước hết cần phải đảm bảo đầy đủ nguồn điện cần thiết cho thang máy. Nếu bị ngắt cần phải kịp thời cung ứng lại.
– Bước tiếp theo cần phải xác định rõ vị trí của cabin đang ở gần gầm cửa tầng của tầng nào nhất. Cách xác định rất đơn giản, bởi mỗi một cabin đều được thiết kế đánh một dấu vạch rõ ràng trên dây cáp ở tại phòng máy, điều này giúp biểu hiện chính xác rằng cabin đã ở điểm dừng đúng trong quá trình vận hành. Sau khi đã xác định đúng vị trí dừng của cabin, nhân viên cứu hộ sẽ đưa cabin tới đúng vị trí gầm tầng cần nhất. Cách thực hiện như sau: Một nhân viên sẽ từ từ nhả phanh cơ, trong khi nhân viên còn lại sẽ thực hiện quay tay. Thực hiện liên tục như vậy cho đến khi cabin lên được đúng cửa tầng cần dừng.
– Khi cabin đã đến được đúng vị trí cần thì nhân viên cứu hộ sẽ nhả dần cần phanh.
– Nhân viên cứu hộ sẽ di chuyển đến cửa tầng đang dừng cabin và sử dụng chìa khóa khẩn cấp để nhanh chóng mở khóa cửa tầng và mở nhanh chóng dùng tay để mở cửa cabin, giúp cho hành khách mắc kẹt nhanh chóng di chuyển khỏi thang máy.
– Sau khi đã đưa hết toàn bộ người mắc kẹt ra khỏi thang máy, nhân viên cứu hộ cần đóng lại cửa cabin, thiết lập rào chắn ngăn cản ở lối vào của cửa tầng. Ngừng nguồn điện cung cấp cho thang máy để đảm bảo an toàn.
– Nhanh chóng báo lại sự cố vừa xảy ra cho Ban quản lý của tòa nhà và sớm liên hệ với đơn vị được giao trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng thang máy để họ tới khắc phục sự cố.
– Trong quá trình thực hiện việc cứu hộ, nhân viên cũng cần thường xuyên liên lạc và thông báo tình hình với những người đang mắc kẹt lại trong thang máy để họ không bị bất an, hoảng loạn. Đặc biệt khi di chuyển vị trí cabin lên tầng gần nhất thì nhất định phải thông báo trước để những người mắc kẹt không lo sợ khi thang máy đột ngột bị di chuyển.

Những lưu ý mà chủ đầu tư, tòa nhà nên nhớ
Để luôn khắc phục được các sự cố thang máy kịp thời, cần phải thường xuyên có đội ngũ nhân viên cứu hộ túc trực, tốt nhất là 24/24 và mỗi ca trực nên có ít nhất là 2 người.
Thường xuyên tiến hành bảo trì, bảo dưỡng cho thang máy, đặc biệt là các thang máy phải chịu năng suất làm việc lớn, liên tục. Như vậy sẽ vừa đảm bảo tai nạn, sự cố thang máy ít xảy ra, hoặc nếu có xảy ra cũng nhẹ, dễ khắc phục hậu quả.
Trên đây là cách thức mà nhân viên cứu hộ thường làm mỗi khi gặp sự cố thang máy ngừng hoạt động. Bạn nên biết những điều này để yên tâm hơn và biết cách phối hợp nhịp nhàng với đội ngũ cứu hộ. Sự phối hợp ăn ý giữa trong và ngoài sẽ giúp cho việc cứu hộ được thuận lợi hơn rất nhiều.

 

Read Full Article

Những điều cần học và thói quen nên làm theo khi sử dụng thang:
– Nên đọc qua các kiến thức cơ bản về sử dụng thang máy.
– Khi chờ thang máy bạn nên đứng lùi sang một phía để người trong thang ra khi thang dừng tầng .
– Khi cabin thang máy đã đủ người thì bạn nên chờ để đi lượt sau hoặc sử dụng thang máy khác.
– Khi bước vào thang máy nhấn số tầng cần đến luôn để tránh việc bạn sẽ quên.
– Giữ khoảng cách an toàn với cửa khi ở trong cabin thang máy.
– Không để trẻ nhỏ tự ý đi thang máy. Nếu trẻ đi cùng bạn thì cần để trẻ đứng xa cửa thang.
– Nhấn nút giữ cửa khi thấy có người vào thang chậm.

– Trường hợp thang bị trục chặc hãy bình tĩnh ấn nút báo cho nhân viên quản lý biết.
Những điều không nên làm khi ở trong thang:
– Không dung tay hoặc đồ vật để chèn cửa thang. Không vào hoặc ra khi thang đang đóng cửa
– Trường hợp tòa nhà có sự cố như hỏa hoạn hoặc động đất thì không nên đi thang máy. Thay vào đấy bạn nên đi thang bộ.
– Khi thang báo quá tải bạn nên đứng chờ.
– Khi tải các đồ nặng bằng thang tải người cần xin ý kiến của quản lý.
– không xô đẩy, vội vàng khi ra vào thang.

– Trường hợp thang bị gặp sự cố bạn cần giữ bình tĩnh vào gọi người trợ giúp theo hướng dẫn trong thang.
– Nếu cửa cabin mở khi cabin còn chưa về đúng vị trí tầng thì không nên bước hoặc nhảy ra khoải cabin.
– Không cho phép trẻ nhở sử dụng thang máy khi không có người lớn đi kèm.

 

Read Full Article

Một chiếc thang máy đem lại sự an toàn cho người sử dụng không chỉ là chiếc thang có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, được lắp đặt ổn định và được bảo trì định kỳ hàng tháng tốt.
Mà một chiếc thang máy chỉ được coi là an toàn khi nó được kết hợp tất cả các yếu tốt trên cộng với ý thức của người sử dụng, chính ý thức của người sử dụng mới là quyết định an toàn khi sử dụng thang máy.
Vì vậy để có thể sử dụng thang máy 1 cách an toàn thì người sử dụng cần có những kinh nghiệm cụ thể khi sử dụng thang máy ngay cả khi chờ đợi thang cũng như lúc đứng trong thang và bước ra khỏi thang.

Khi đợi thang.
Đợi thang máy nhất là ở nơi công cộng, các điểm vui chơi, giải trí đắt khách thường lúc nào cũng đông đúc. Vì vậy mỗi lần đợi thang đều rất mất thời gian, nhưng cũng không vì vậy mà khi thang đã quá tải trọng vẫn cố gắng bước vào, nếu như vậy không chỉ nguy hiểm cho bản thân mà cho cả những người đi cùng.
Trong trường hợp điện đóm chập chờn, thang máy hoạt động không ổn định, tốt nhất không nên sử dụng thang máy, nên sử dụng thang bộ.
Khi ở trong thang máy.
Ở trong cabin thang nên đứng im một vị trí cho đến khi thang máy dừng tầng, mở cửa thì lúc này mới di chuyển ra ngoài. Tránh tình trạng nhảy nhót, nô đùa hoặc xô đẩy trong thang máy.

Khi thang máy có sự cố.
Đây là lúc cần bình tĩnh nhất, nên nhấn nút điện thoại gọi người trợ giúp, nếu không được dùng điện thoại liên hệ ra ngoài nhờ sự giúp đỡ, tuyệt đối không tự ý thoát khỏi cabin thang máy khi thang đang có sự cố.

 

Read Full Article

Hiện nay thang máy có mặt ở nhiều nơi, người ta không chỉ lắp đặt thang máy cho các tòa chung cư, các bệnh viện, các tòa nhà cao tầng, các cơ quan nhà nước, mà việc lựa chọn thang máy lắp đặt cho gia đình hiện đây đang được rất đông đảo người quan tâm, nhất là ở các thành phố lớn.
với việc lắp đặt thang máy cho các công trình công cộng, các tòa nhà cao tầng thì đã có những nhà tư vấn thiết kế riêng, tuy nhiên với các hộ gia đình hoặc các chủ đầu tư nhỏ muốn xây khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng hoặc nhà ở thì việc lắp đặt thang máy phải hoàn toàn do họ tìm hiểu và lựa chọn. vậy hiện công ty Thang Máy Gia Định muốn giúp đỡ những quý khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng thang máy 1 số những các để làm thế nào lắp đặt chiếc thang máy phù hợp với diện tích, không gian cũng như sử dụng cho tòa nhà của họ với giá thang máy rẻ nhất.

Khách hàng nên chú ý tới 2 điều cơ bản là tải trọng và tốc độ cho phù hợp với lưu lượng người sử dụng cũng như diện tích sử dụng và tốc độ thích hợp.
1. Tải trọng thang máy gia đình.
Đối với những sàn có diện tích nhỏ hẹp từ khoảng 40 – 80m2 thì khách hàng nên chú ý chỉ cần lắp đặt loại thang có diện tích từ khoảng 300 – 450kg, loại này tương đương với việc mỗi lần chở được 4 – 6 người. với những sàn có diện tích từ 80 – 120 m2 thì nên sử dụng loại thang từ 450 – 630kg, thích hợp cho khoảng 6 – 9 người/ lượt sử dụng. với loại diện tích 120 – 200m2 thì nên lắp thang 630 – 800kg tương ứng với mỗi lượt đi 9 – 12 người. với những tòa nhà diện tích rộng hơn thì khách hàng có thể lắp thang đôi để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại của mọi người.

2. Tốc độ của thang máy gia đình
Đây là 1 trong những yếu tố có bản giúp cho thang máy của gia đình bạn chạy có êm hay không, bên cạnh đó còn đem lại sự an toàn cho người sử dụng. với những loại thang có số tầng từ 3 – 6 tầng chỉ nên đặt tốc độ 60m/phút, với những thang từ 6 – 10 tầng nên đặt tốc độ 90m/phút, với thang trên 10 tầng nên đặt 105m/phút hoặc những thang cao hơn thì tùy vào từng hãng thang để đặt tốc độ sao cho phù hợp với người tiêu dùng.
Nếu khách hàng tìm hiểu kỹ về các công đoạn chọn loại thang cho phù hợp với gia đình sẽ giúp cho họ có điều kiện thuận lợi cho quá trình đi lại, hoạt động và làm việc trong tòa nhà, bên cạnh đó còn giúp gia chủ lắp được chiếc thang đủ với mục đích sử dụng, tiết kiệm được chi phí những vẫn làm hài lòng những người sử dụng.

 

Read Full Article