Tháng: Tháng Mười 2017

Với mỗi gia đình thì việc chọn vị trí để lắp đặt thang máy là khác nhau. Vì lắp đặt thang máy ngoài việc bảo về giao thông đi lại còn phải tạo được thẩm mỹ cho ngôi nhà. Do vậy việc chọn vị trí, kích thước hố thang là công việc quan trọng hàng đầu khi lắp thang máy.
Đối với các công trình mà chủ đầu tư xác định sẽ lắp thang máy ngay từ đầu thì vấn đề lắp đặt thang sẽ rất đơn giản. còn với nhữn công trình đã được xây dựng xong thì chủ đầu tư mới quyết định lặp thang máy thì việc lựa chọn kích thước, vị trí và loại thang sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Sau đây chúng tôi đưa ra một số cách sử lý giải quyết việc hố thang bị hạn chế.

1. Đối với các hố thang bị khống chế về chiều đứng:
Một số loại nhà bị khống chế về chiều cao thường ở khu phố cổ, khu đô thị thiên về bảo tồn … mục đích tạo không gian và cảnh quan. Trong trường hợp này thì chúng ta nên chọn loại thang không phòng máy là hợp lý nhất. Ưu điểm của thang này là giảm bớt một tầng cao so với thang thong thường. tuy nhiên có một số hạn chế là thang máy không phòng máy có chi phí khá cao.
2. Đối với các công trình bị hạn chế về diện tích.
Thông thường là các nhà chia lô, có bề ngang hẹp, công trình chạy dọc theo chiều sâu. Đỗi với loại công trình này chúng ta dung thang được thiết kế với đối trọng nằm về phía sau. Mục đích là để tăng diện tích cửa cho thang.

3. Đối với các công trình bị hạn chế khi đào hố âm PIT:
Thông thường gặp ở các nhà được xây dưng trên nền địa chất phức tạp. Gây cản trở trong quá trình thi công. Trong trường hợp này chúng ta cần nâng nền của tầng 1 để giảm kích thước cho hố PIT.
Trường hợp này thường gặp ở các công trình được xây dựng trên nền địa chất phức tạp, gây khó khăn trong quá trình đào hố PIT. Biện pháp sử lý tốt nhất cho trường hợp này là nâng nền tầng 1. Mục đích giảm cos âm của hố PIT

 

Read Full Article

Thang máy là thiết bị dùng để di chuyển, mục đích đưa người và hàng hóa lên cao theo phương thẳng đứng, vì vậy đây là 1 trong những loại thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn khi sử dụng.
Vì vậy mỗi chiếc thang máy khi được chế tạo, lắp đặt và trước khi đưa vào vận hành thì phải được kiểm định kỹ thuật an toàn trước.
Mỗi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thang máy các loại thì phải ký hợp đồng với đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn để kiểm định thang máy trước khi đưa vào sử dụng, thông thường thang máy sau lần đầu kiểm định để đưa vào sử dụng thì sau đó nó tiếp tục được kiểm định theo đình kỳ và thời gian sử dụng thang.

Theo quy định của các loại thang máy liên doanh về lịch kiểm định.
Đối với loại thang máy mới thì định kỳ kiểm định là 2 năm 1 lần.
Còn đối với các loại thang máy cũ, những thang đã sử dụng trên 10 năm thì sẽ có định kỳ kiểm định mỗi năm 1 lần.
Ngoài các loại thang máy thì một số các thiết bị phải kiểm định thường xuyên khác như:
Thang cuốn, băng tải chở người.
Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén có áp suất làm việc cao hơn 0,7bar.
Những thiết bị ở khu vui chơi khi đưa theo người lên độ cao 2m trở lên, có tốc độ si chuyển từ 3m/s.
Các loại xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000kg trở lên.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, người vận hành các loại thang máy cũng như máy móc trên thì yêu cầu về định kỳ kiểm định thang máy phải đảm bảo đúng như quy định của nhà nước.

 

Read Full Article

Động cơ thang máy do hãng SHARP của Nhật Bản sản xuất với một số tính năng ưu việt như:
– Tiết kiệm điện năng khi sử dụng.

– Không cần phải thay dầu động cơ trong xuốt quá trình sử dụng
– Xuất xứ Ấn Độ.
Đây là loại động cơ thang máy có hộp số trục vít, hệ điều khiển tốc độ vô cấp bằng hệ thống thay đổi điện áp và tần số VVVF.

 

Read Full Article

Cầu thang máy ở Việt Nam chỉ là thiêt bị mới đối với người dân, họ gần như không biết gì về thang máy kể cả với những người sử dụng thang máy thường xuyên, chính vì thế sẽ rất nguy hiểm nếu khi đang sử dụng thang máy mà nó gặp sự cố, hoặc những lỗi đơn giãn hơn như báo quá tải chẵng hạn…
cũng chẵng biết đường mà xử lý. Để mọi người hiểu hơn về thang máy và sử dụng nó 1 cách an toàn hơn chúng tôi xin đưa ra một số ký hiệu thông dụng của nghành để mọi người có thể sử dụng, vận hành thang máy hiệu quả và an toàn hơn.

+ P(Passenger) : Ký hiệu số người(P9 tương ứng với 9 người)
+ 600 : Tương ứng với tải trọng (600kg)
+ CO (Center Opening): Kiểu mở cửa từ tim về hai phía
+ 2S(Single Site): Kiểu mở cửa lùa về một phía
+ 90 : Tốc độ ( 90m/phút tương đương với 1,5m/s)
+ 6S/O: Điểm dừng mở cửa ( Stop Opening)
+ 7/8: Số điểm dừng trên số tầng (7điểm dừng/8tầng)
+ VVVF(Variable Voltage Variable) : Biến áp biến tần
+ Simplex : Điều khiển đơn
+ Duplex : Điều khiển đôi
+ MEL : Bộ cứu hộ tự động khi mất điện
+ ARD : Bộ cứu hộ tự động khi mất điện
+ LED : Đèn ma trận điểm
+ ITP : Hệ thống điện thoại liên lạc trong phòng thang máy và bên ngoài
+ ECL: Đèn chiếu sáng khẩn cấp trong phòng thang khi mất điện
+ DOOR LOOK : Thiết bị khoá cửa cabin, khoá cửa tầng
+ CCC : Tự động huỷ bỏ lệnh thừa
+ SFL : Dừng tầng an toàn
+ NXL : Dừng tầng kế tiếp
+ OLH : Hệ thống báo quá tải
+ IND : Phục vụ độc lập
+ DODA : Tự chuẩn đoán tình trạng cảm biến cửa.
+ DSAC: Tự động điều chỉnh tốc độ cửa.

 

Read Full Article