Tháng: Tháng Mười 2017

Thang máy là phương tiện vận chuyển trở nên phổ biến quen thuộc với mọi người, đây là phần thiết kế không thể thiếu được trong quá trình thi công xây dựng tòa nhà cao tầng. Sau khi đã lựa chọn được sản phẩm thang máy phù hợp về mục đích sử dụng, tính thẩm mỹ…thì việc tìm hiểu xây dựng hố thang máy là việc rất quan trọng đảm bảo an toàn kỹ thuật để thang máy hoạt động ổn định.
XÂY DỰNG HỐ THANG THEO QUY CHUẨN
Thang máy là hệ thống di chuyển vững chắc được cấu tạo từ nhiều thiết bị mà nên. Trong đó hố thang được ví như phần móng vững chắc cho cả hệ thống. Được thiết kế xây dựng đảm bảo cả về kết cấu, kích thước phù hợp nhất với loại thang máyđược lựa chọn trong công trình.
Hố thang được xem như là điểm tựa chắc chắn cho cả hệ thống thang máy do vậy trước khi xây dựng phải được tính toán cẩn thận thông số kỹ thuật, lựa chọn vị trí để đảm bảo tính mỹ quan trong không gian, lưu lượng giao thông, sự tiện lợi cho cả công trình.

Sau khi tìm hiểu, xây dựng hố thang phải theo quy định tiêu chuẩn của nhà sản xuất: Xây dựng hố thang máy đúng kích thước với dung sai theo bản vẽ thiết kế, độ chênh lệch ứng với tâm hố thang không được vượt quá 10mm, đặc biệt phải đảm bảo kết cấu an toàn chịu lực. Sai lệch chiều rộng từ đường trục đối xứng về mỗi bên không được vượt quá +40/-20cm, sai lệch so với mỗi khoang tầng so với đường trục thẳng đứng chung ứng với tâm hố thang không được vượt quá 10mm. Khi xây dựng hố thang phải chống thấm triệt để, hố PIT đảm bảo khoan vào 100mm không thấm nước, suốt dọc hố thang, phòng máy, hố PIT không bị mưa tạt, dột nước. Xây dựng đà Linteau treo cửa tại tất cả các tầng theo bản vẽ còn đà giữ rail có khoảng cách < 2000mm theo bản vẽ thiết kế. Lưu ý xây dựng hố thang có phần dư diện tích đúng kích thước và vị trí để gắn hộp button tầng. Xây chèn, hoàn thiện phần tường và sàn xung quanh các cửa tầng sau khi lắp cửa xong.
Thang máy là thiết bị di chuyển gắn liền với tính mạng của người tham gia, vấn đề an toàn thông số kỹ thuật phải được đảm bảo tuyệt đối. Sản phẩm thang máy khi đã đưa vào vận hành sử dụng thì rất khó thay đổi bởi tính kiên cố,quy trình lắp đặt phức tạp. Do vậy ngay từ đầu phải tìm hiểu kỹ, thực hiện đúng quy trình lắp đặt để hạn chế tối đa sự cố xảy ra, bảo đảm an toàn tính mạng người tham gia.
KHẮC PHỤC HỐ THANG KHI HẠN CHẾ VỀ KHÔNG GIAN
Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những hạn chế sai sót, có những sự cố bắt buộc phải thay đổi một số chi tiết nhỏ trong kết cấu tòa nhà đồng nghĩa với diện tích hố thang máy bị ảnh hưởng thường xuyên xảy ra. Giải pháp nào khắc phục những hạn chế xảy ra khi xây dựng hố thang đảm bảo đúng thông số kỹ thuật nhưng vẫn hài hòa trong không gian công trình.
– Khắc phục hố thang hạn chế về chiều cao.
Những công trình hạn chế chiều cao thường được thiết kế, quy hoạch theo khuôn mẫu. Lựa chọn thang máy cho các công trình hạn chế về chiều cao phải lựa chọn phù hợp thang máy có chiều cao tương đối với chiều cao công trình. Trong trường hợp này lựa chọn sử dụng thang máy không phòng máy sẽ tiết kiệm được 3m chiều cao.
– Khắc phục hố thang hạn chế về chiều rộng.
Thang máy được lắp đặt trong công trình sẽ chiếm dụng một phần diện tích không gian sử dụng. Khi mà quỹ đất ngày càng bị thu hẹp diện tích để lắp đặt thang máy trở nên rất khó khăn. Để khắc phục hố thang hạn chế về chiều rộng lựa chọn duy nhất là phải thu hẹp hố pít mới có thể lắp được thang máy. Lựa chọn loại thang máy có đối trọng nằm phía sau là phù hợp nhất bởi có thể giảm bớt diện tích mặt tiếp xúc phía trước từ đó không gian không bị cắt xén.
– Khắc phục hố thang hạn chế về chiều sâu.

Hố thang bị hạn chế về chiều sâu là trường hợp ít xảy ra, nhưng một khi đã xảy ra thì giải pháp khắc phục lại khó khăn hơn so với hạn chế về chiều rộng và chiều cao. Bất kỳ sản phẩm thang máy nào cũng có một hệ thống hố pít đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn thiết kế do vậy việc khắc phục theo hướng giảm kích thước hố pít sẽ rất rắc rối. Khắc phục hố thang bị hạn chế về chiều sâu thì nâng nền của tầng một lên cao, hoặc nâng hố pít là lựa chọn tối ưu nhất.
Thang máy ngày càng phổ biến đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Lựa chọn sản phẩm thang máy, tìm hiểu thông số kỹ thuật, quy trình lắp đặt…phải được chú trọng để đảm bảo thang máy hoạt động ở trang thái tốt nhất, tận dụng hết tính năng, mỹ quan trong không gian sử dụng.

 

Read Full Article

Đèn chiếu sáng trong cabin thang máy đã không còn xa lạ đối với mỗi người sử dụng thang, là thiết bị quan trọng để hoàn thành một khối thang máy hoàn hảo. Đặc biệt, không gian thang còn được mở rộng hơn nhờ vào sự kết hợp khéo léo nhờ vào ánh sáng.
Khi bước vào thang máy, nhiều người không cảm thấy bị thu hút bởi hệ thống đèn chiếu sáng, song chức năng mà ánh sáng đèn mang lại là vô cùng to lớn. Chúng ta cùng tìm hiểu để khảo sát, đánh giá những tiềm năng to lớn mà hệ thống đèn đã mang đến cho phương tiện đi lại hiện đại này.
Vai trò chiếu sáng của hệ thống đèn trong không gian thang máy.

Trong không gian khép kín, nếu không có hệ thống đèn chiếu sáng thì người sử dụng thang máy sẽ không thể nào thao tác được trong bảng điều khiển, hơn nữa khi đứng trong không gian của bóng tối sẽ làm cho con người bất an, hoảng sợ.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, nên lựa chọn những ánh sáng hài hòa, tránh sử dụng những màu sắc gây chói mắt cho người sử dụng. Hơn nữa, khi lắp đặt các loại đèn tiết kiệm điện sẽ giúp cho lượng tiêu hao điện năng của thang máy được giảm đáng kể, tiết kiệm chi phí cho tòa nhà. Đặc biệt, khi lắp đặt cũng cần phải lựa chọn ánh sáng phù hợp với màu sắc của thang máy.
Ánh sáng của hệ thống đèn là điểm nhấn trong trang trí
Có thể nói, ánh sáng trong cabin cúng chính là nét độc đáo, tạo nên sự tinh tế trong từng loại thang máy. Ngoài việc trang trí bằng sàn lát, hoa văn trên vách cabin, màu sắc,… thì hệ thống đèn chiếu sáng cũng chính là một phần đóng góp vào tính thẩm mĩ của thang. Mỗi một dòng sản phẩm, hay thiết kế thang máy sẽ có những lựa chọn màu sắc khác nhau.

Không chỉ mang tính trang trí trong yếu tố ánh sáng, hệ thống đèn còn có thể làm cho không gian thang mở rộng, nhờ vào cách thiết kế và chiếu sáng. Trên thị trường hiện nay, chúng ta nhận thấy đã xuất hiện dòng sản phẩm thang máy với thiết kế ánh sáng xanh, neon, lazer… đã tạo ra nhiều lựa chọn cho người sử dụng.
Sự kết hợp ánh sáng và thiết kế có thể coi là hướng đi mới trong việc trang trí thang máy, nâng tính thẩm mĩ lên một màu sắc khác biệt. Sự kết hợp đạt hiệu quả cao còn góp phần tiết kiệm cho thang máy, nhờ đó người sử dụng sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc thiết kế, lắp đặt phù hợp trong từng kiến trúc ngôi nhà.

 

Read Full Article

Thang máy ngày nay trở thành một thiết bị hữu ích không thể thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người. Để thang máy hoạt động thì hệ thống cơ khí là một bộ phận không thể thiếu. Cùng tìm hiểu về hệ thống cơ khi của thang máy để hiểu biết thêm về thiết bị có tính ứng dụng cao này.
Hệ thống cơ khí của thang máy có khả năng giúp đảm bảo hiệu quả, năng suất và độ an toàn cao của thang máy gồm có các bộ phận sau: khung sườn cabin, hệ thống bắt ray dẫn hướng, hệ thống giá đỡ máy, hệ thống cao su giảm chấn,… tạo thành một hệ thống cơ khi giúp thang máy vận hành êm ái, trơn tru và hiệu quả.
Khung sường cabin của thang máy
Khung sườn cabin có chức năng quan trọng trong việc đảm bảo cho thang máy được hoạt động chắc chắn, an toàn và bền bỉ theo thời gian. Thông thường khung sườn cabin được làm bằng chất liệu và sơn bên ngoài có tính chịu lực cao, độ bền bỉ tốt.

Khung sườn cabin được thiết kế có khung đóng xung quanh hình chữ C để làm tăng thêm độ cứng và vững chắc hơn cho thang máy.
Hệ thống giá đỡ của thang máy
Với bộ phận này tải trọng của thang máy trong khi vận hành, hoạt động sẽ được giá đỡ chịu toàn bộ. Với mỗi loại thang máy thì việc tính toán, thiết kế hệ thống giá đỡ thang máy khác nhau để thang máy có hiệu quả sử dụng cao nhất.
Việc lắp ráp hệ thống giá đỡ của thang máy cần được chú trọng bởi nó có tính quyết định lớn trong quá trình sử dụng. Cần sử dụng loại thép có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt để thang máy có được hệ thống giá đỡ tốt nhất.
Hệ thống bắt ray hướng dẫn
Đây là bộ phận được lắp dọc theo sợi dây rọi ray. Hệ thống bắt ray hướng dẫn có khoảng cách với gối đỡ khoảng 2cm tới 3cm. Thiết kế của hệ thống bắt ray có các thanh ray được gắn vào gối đỡ bằng các thiết bị móc kẹp.
Tời điện được sử dụng để lắp ray có trọng lượng tối thiểu là 500kg, được sử dụng các sợi dây dọi phục vụ cho việc căn chỉnh thẳng hàng, cho đúng với thiết kế giữa ca bin và ray đối trọng.
Với hệ thống bắt ray thường sử dụng loại thép có chất lượng tốt và được đảm bảo có sơn bề mặt cẩn thận đảm bảo cho bộ phận này có độ bền tốt, chất lượng sử dụng cao.
Hệ thống cao su giảm chấn của thang máy
Trong hệ thống cơ khí của thang máy hay thang máy gia đình không thể thiếu hệ thống cao su giảm trấn. Việc thang máy có vận hành, hoạt động được trơn tru, êm ái hay không phụ thuộc phần lớn vào hệ thống cao su giảm trấn. Bộ phận này có tác dụng to lớn trong việc làm giảm độ dung, độ trấn động khi thang máy vận hành.
Việc tính toán,thiết kế hệ thống cao su giảm chấn phù hợp, đúng tiêu chuẩn và đảm bảo có khoảng trống phù hợp để dễ dàng trong việc sửa chữa sẽ hỗ trợ cho thang máy có được hiệu quả sử dụng cao nhất phục vụ cho mỗi người.

Hệ thống kiểm soát tốc độ và phanh cơ an toàn của thang máy
Hoạt động của thang máy với hệ thống kiểm soát tốc độ và phanh cơ an toàn sẽ luôn trong một khung sườn cho phép. Đây chính là cách đảm bảo cho độ an toàn của con người tuyệt đối khi sử dụng thang máy trong mọi di chuyển của mình. Với bộ phận này tốc độ vận hành của cabin được kiểm soát tốt nhất, giúp cabin thang máy luôn hoạt động ở một tốc độ cho phép, an toàn tuyệt đối cho mỗi người.
Đây là một trong những bộ phận quan trọng nên việc lắp ráp cho tới chọn mua thiết bị cần cẩn trọng, lựa chọn những thiết bị chất lượng tốt nhất.
Hệ thống vách inox của thang máy
Thiết hế chấn bẻ vuông thanh và sắc cạnh để giúp cho vết ghép khít tối đa, từ đó tăng thêm tính thẩm mỹ và sự chắc chắn hơn cho cabin thang máy. Hơn thế, các tấm vách cần có xương tăng cứng và liên kết bằng cách hàn chắc chắn, dán thêm lớp chống ồn để mỗi khi thang máy khi hoạt động giảm tiếng ồn tới mức tối đa.
Hệ thống Puly dẫn hướng cáp tải
Sử dụng hệ thống puly dẫn hướng cáp tải giúp khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc đã được quy định để giúp cho cabin có thể lên xuống giữa các tầng. Thông thường thì bộ phận này được lắp đặt ở phòng máy trên nóc giếng thang máy hoặc là ở trong hố thang.
Hệ thống puly dẫn hướng cáp tải được vắt qua rãnh của puly ma sát của motor kéo để thang máy vận hành theo trục thiết kế từ đó giúp thang máy hoat động an toàn, nhịp nhàng và có tính ổn định cao.
Điều khiển đóng mở cửa và hệ thống đầu cửa tầng của thang máy
Với hệ thống này toàn bộ những hoạt động đóng mở cửa của cabin, cửa tầng thang máy sẽ được kiểm soát. Động cơ đóng mở cửa của thang máy sử dụng động cơ một chiều hoặc động cơ xoay chiều tạo momen ở cửa của cabin thang máy hoặc cửa tầng.
Với trang bị khoá lên động cùng với việc có các tiếp điểm luôn mang tới độ an toàn cao, tính chính xác khi dừng đúng các tầng trong quá trình thang máy hoạt động, vận hành. Hệ thống đóng mở cửa có ý nghĩa quyết định tới chất lượng vận hành và sử dụng của thang máy.
Hơn thế nữa, hệ thống đóng mở cửa chất lượng còn mang tới tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều.
Trong hệ thống cơ khí của thang máy là không thể thiếu trong bất kỳ chiếc thang máy nào. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng tới quá trình vận hành và sử dụng của con người trong khi sử dụng. Việc tìm hiểu về hệ thống cơ khí của thang máy hữu ích cho mỗi người khi chọn mua thang máy cũng như khi ứng dụng thang máy và sử dụng trong cuộc sống.

 

Read Full Article

Thang máy là phương tiện di chuyển hoàn chỉnh được gắn kết bởi hệ thống cơ khí và hệ thống điện. Hai hệ thống này giữ vai trò quan trọng trọng quá trình hoạt động của thang máy. Trong đó hệ thống cơ khí được đánh giá là xương sống của thang máy, giúp thang hoạt động êm ái, ổn định, hạn chế tối đa sự cố xảy ra. Hệ thống cơ khí có cấu tạo như thế nào? Hoạt động ra sao?
Hệ thống cơ khí của thang máy khá phức tạp để đảm bảo nâng cao năng suất, tính an toàn sử dụng bao gồm: hệ thống khung sườn cabin, hệ thống bắt ray dẫn hướng, hệ thống giá đỡ máy, hệ thống cao su giảm chấn, hệ thống kiểm soát tốc độ + phanh cơ an toàn, hệ thống Puly dẫn hướng Cáp tải, hệ thống điều khiển đóng mở cửa và hệ thống đầu cửa tầng, hệ thống Vách Inox .

1. Hệ thống khung sườn cabin
Phần khung cơ khí bao quanh cabin có chức năng rất quan trọng đảm bảo cho thang nói chung, thùng cabin cầu thang máy nói riêng hoạt động chắc chắn, lâu dài, đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Với chức năng quan trọng phần khung sườn bao quanh cabin được cấu tạo bởi vật liệu, phần sơn đảm bảo tính chịu lực tốt, lưu ý hạn chế sử dụng các loại thép có tạp chất giảm độ bền của vật liệu. Thiết kế khu đóng khung quanh sườn cabin được hình chữ C để tăng độ cứng, vững chắc hơn.
2. Hệ thống bắt ray hướng dẫn
Hệ thống bắt ray đưuọc lắp dọc theo sợi dây dọi ray có khoảng cách giữa gối đỡ từ 2 đến 3m. Các thanh ray được gắn chặt vào gối đỡ bằng thiết bị móc kẹp. Tời điện sử dụng lắp ray tối thiểu 500kg, sử dụng các sợi dây dọi làm căn chỉnh thẳng hàng, đúng thiết kế giữa cabin và ray đối trọng. Hệ thống bắt ray được ưu tiên sử dụng loại thép chất lượng tốt và cần được xử lý sơn bề mặt cẩn thận nhằm tăng tuổi thọ quá trình hoạt động của thiết bị.
3. Hệ thống giá đỡ thang máy.
Đây là thiết bị chịu toàn bộ tải trọng của thang máy khi vận hành hoạt động, do vậy yêu cầu vào từng loại thang máy mà tính toán thiết kế hệ thống giá đỡ để đảm bảo trọng lực. Hệ thống giá đỡ là bộ phận quan trọng khi thiết kế lắp ráp nên sử dụng loại thép tấm có độ bền, chịu lực tốt sau đó cắt chấn thành hình giá đỡ thang máy hạn chế dùng loại thép đã định hình.
4. Hệ thống cao su giảm chấn.
Thang máy hoạt động êm ái hay không phụ thuộc vào hệ thống cao su giảm chấn. Bởi hệ thống cao su giảm chấn có tác dụng làm giảm độ dung, chấn động khi hoạt động giúp thang chạy êm ái, ổn định. Thiết bị này được lắp đặt dưới đáy hố cầu thang để dừng và đỡ cabin và đối trọng. Tính toán thiết kế giảm chấn phải có độ cao đủ lực để khi cabin hoặc đối trọng tỳ lên nó thì có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép được uy định trong tiêu chuẩn; đồng thời đảm bảo được một khoảng trống an toàn cho việc sửa chữa. Hệ thống cao su giảm chấn được đặt ở trong các chi tiết của bệ máy và động cơ đặc biệt ở động từ máy kéo xuống đầu dành riêng cho thang máy phù hợp với chất liệu, diện tích, khả năng chịu lực.
5. Hệ thống kiểm soát tốc độ và phanh cơ an toàn
Hệ thống kiểm soát tốc độ, phanh cơ là thiết bị quan trọng đảm bảo thang hoạt động trong mức độ cho phép. Hệ thống này kiểm soát tốc độ hoạt động của cabin, nó đảm bảo cho cabin luôn được hoạt động ở tốc độ cho phép, đảm bảo an toàn cho người tham gia. Thực tế các sự cố thang máy rơi tự do xảy ra ở nước ta trong thời gian qua khiến người sử dụng rất hoang mang. Hệ thống phanh, kiểm soát tốc độ rất quan trọng nên quá trình lắp ráp, chọn mua chủ đầu tư nên chú trọng các loại thiết bị nhập khẩu để hạn chế mức thiệt hại do các sự cố gây nên.
6. Hệ thống điều khiển đóng mở cửa và hệ thống đầu cửa tầng.
Hệ thống điều khiển đóng mở cửa điều khiển toàn bộ hoạt động của cánh cửa cabin, cửa tầng còn bộ phận cơ khí có nhiệm phụ thực hiện các hoạt động đóng mở cửa cầu thang máy theo quy luật nhất định. Động cơ đóng mở cửa sử dụng động cơ một chiều hoặc xoay chiều tạo momen ở cửa cabin và cửa tầng, được trang bị khóa liên động, có các tiếp điểm đảm bảo an toàn, dừng đúng vị trí cửa tầng cho thang máy trong quá trình vận hành. Một chiếc thang máy có tốt, hoạt động ổn định phụ thuộc vào thống điều khiển đóng mở cửa và hệ thống đầu cửa tầng. Đây là bộ phận ngoài chất lượng đảm bảo độ bền, vững, chắc chắn thì yếu tố thẩm mỹ cũng cần được chú trọng do vậy các thiết bị này ưu tiên được nhập khẩu đồng bộ.

7. Hệ thống vách Inox
Hệ thống vách cần phải được thiết kế chấn bẻ vuông thành sắc cạnh để đảm bảo vết ghép khít nhất tăng tính thẩm mỹ và chắc chắn.Trên các tấm phải có xương tăng cứng và phải được liên kết bằng phương pháp hàn, trên các tấm vách cần dán them lớp chống ồn để làm tiêu hao các dung động cũng như âm thanh giúp thang máy hoạt động hạn chế tiếng ồn
8. Hệ thống Puly dẫn hướng Cáp tải.
Đây là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo vận tốc quy định quay puly kéo cabin lên xuống. Hệ thống này thường lắp ở 1 trong 2 vị trí: phòng máy trên nóc giếng thang máy hoặc là hố thang. Cáp nâng được vắt qua các rãnh cáp của puly ma sát của Motor kéo. Hệ thống puly gắn với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp tải giúp thang vận hành theo trục thiết kế tạo nên một hệ thống phối hợp chuyển động nhịp nhàng, ổn định.

 

Read Full Article