Danh mục: Tư Vấn

Nhật Bản vốn là một đất nước nổi tiếng với nền văn hóa phát triển, tất cả người dân Nhật từ người lớn đến trẻ nhỏ, sinh sống ở thành thị hay nông thôn đều học tập, làm việc một cách khoa học, cư xử rất văn minh ở nơi công cộng. Ngay cả việc sử dụng thang máy thường ngày cũng vậy. Họ luôn giữ phép lịch sự để không làm ảnh hưởng tới người khác. Tại Nhật, trẻ em được hướng dẫn và học cách sử dụng thang máy văn minh ngay từ khi còn rất nhỏ.
Hiện nay, tại Việt Nam việc sử dụng thang máy đã trở nên càng ngày càng phổ biến. Những gia đình nào sống trong chung cư thì thang máy là phương tiện để di chuyển chính. Vì vậy, cha mẹ cần phải giáo dục cho con trẻ của mình cách sử dụng thang máy đúng cách để trẻ có thể tự đi lại được một mình khi không có người lớn bên cạnh. Chúng ta hãy học theo cách giáo dục của người Nhật, để thế hệ trẻ em người Việt biết cư xử văn minh hơn trong dịch vụ tiện ích công cộng này nhé.
8 quy tắc căn bản cần trang bị để trẻ sử dụng thang máy an toàn và văn minh
Quy tắc thứ nhất: Khi đứng chờ thang máy tới, trẻ nhỏ nên đứng về phía hai bên cánh cửa, không nên đứng trực diện trước cánh cửa, bởi đấy sẽ là lối đi của người từ trong thang máy ra. Sau khi thang máy tới, cửa mở ra thì cũng không được bước vào ngay, phải đợi cho tất cả mọi người bên trong cabin đi ra hết mới bước chân vào.

Quy tắc thứ hai: Khi bước chân vào cabin, hãy bấm nút chọn tầng cần lên. Nếu vị trí đứng quá xa bảng điều khiển, hãy nhờ người đứng gần đó. Với sự yêu cầu, nhờ vả của trẻ nhỏ thì bất cứ ai cũng sẽ không nỡ từ chối. Trong trường hợp nếu thấy có người vào sau mà cửa thang máy đang đóng lại, hãy nhanh tay giữ vào nút mở cửa thang máy trên bảng điều khiển để họ kịp vào, tránh trường hợp cửa thang máy đóng sầm vào người, gây nguy hiểm.
Quy tắc thứ ba: Sau khi đã đứng trong thang máy nên dạy trẻ tìm một vị trí thích hợp. Đầu tiên là đứng gọn vào hai bên hoặc di chuyển xuống cuối cabin, để không gian còn lại cho những người vào sau đứng và những người trong thang máy đi ra. Tuyệt đối không nên đứng ngay giữa cabin, trừ trường hợp cabin không còn chỗ.
Quy tắc thứ tư: Không gian thang máy khá là chật chội vì có nhiều người, đặc biệt đa phần là người lạ. Vì vậy, khi vào cabin, trẻ nên giữ trật tự. Nếu đi cùng bạn bè thì cũng không nên nói to, chạy nhảy hay nô đùa, tránh gây ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Quy tắc thứ năm: Khi đứng trong thang máy, mặt cần hướng ra cửa thang, chú ý tới bảng điều khiển để nắm bắt được tình hình di chuyển của thang máy, đã tới địa điểm mà bạn muốn chưa.
Quy tắc thứ sáu: Khi có người trong thang máy đi ra ngoài, hãy dạy cho trẻ cách lịch sự là đứng nép vào bên trong để nhường đường hoặc chủ động bước ra ngoài thang máy, sau đó sẽ lại bước tiếp vào trong để việc di chuyển của người cần ra được nhanh chóng và dễ dàng.
Quy tắc thứ bảy: Hãy dạy cho trẻ cách cư xử văn minh trong trường hợp trẻ đứng gần bảng điều khiển. Bấm và giữ nút mở cửa thang máy để cho người đi ra, đi vào thuận lợi. Sau đó nhấn vào nút đóng thang máy để việc di chuyển được ngay lập tức, tránh thời gian phải chờ đợi.
Quy tắc thứ tám: Trẻ nhỏ cần phải biết lễ phép. Nếu như khi đi vào thang máy, trẻ được người khác nhường lối đi hay giữ cửa hộ thì hãy dạy trẻ luôn dùng từ cảm ơn đối với họ.

Trang bị kiến thức cho trẻ trong trường hợp thang máy gặp sự cố
Trẻ nhỏ thường sẽ hoang mang và lo sợ tột cùng khi xảy ra các sự việc trái quy luật đột ngột. Vậy nên hãy dạy cho trẻ những kĩ năng như sau:
– Bình tĩnh và tự trấn an tinh thần nếu như thang máy đột nhiên gặp sự cố như mất điện, ngừng lại không di chuyển, không mở được cửa thang máy…
– Dạy con biết cách liên lạc với bên ngoài thông qua nút nhấn trợ giúp trên bảng điều khiển, gọi điện ra ngoài nhờ trợ giúp… Và chờ người đến trợ giúp.
– Dạy con tuyệt đối không được đập phá cabin, hay la ó ở trong đó, bởi những hành động đó thường không có tác dụng, chỉ làm cho trẻ càng thêm sợ hãi mà thôi.
– Nếu thang máy bị rơi, để giảm thiểu nguy hiểm nhất, trẻ nên nằm song song với mặt sàn cabin với tư thế một tay gối đầu, tay còn lại dùng để che mặt.
Trên đây là những bài học đơn giản và thiết thực nhất mà bất kỳ một trẻ em Nhật Bản nào cũng được giáo dục để biết cách sử dụng thang máy văn minh nhất. Người Nhật luôn dạy con tự lập từ nhỏ, họ sẽ trang bị kiến thức cho con và trẻ sẽ tự thực hành với cuộc sống. Điều này cha mẹ Việt cũng nên học tập ở họ, ít nhất là trong việc dạy trẻ đi thang máy. Tin chắc nếu bất cứ trẻ nào thực hiện theo những điều chỉ dẫn ở trên thì cha mẹ, ông bà chú bác trong gia đình đều có thể yên tâm cho trẻ tự đi thang máy một mình.

 

Read Full Article

Tiếp cận thang máy và văn hóa trong sử dụng thang máy là yếu tố cần thiết phải cung cấp và giáo dục trong lối sống xã hội hiện đại ngày nay. Đặc biệt, trẻ nhỏ cũng cần phải sớm nhận thức được văn hóa này, để từ những lối sống đẹp sẽ nhân rộng nhiều hơn lối sống đẹp khác.
Thang máy đã ngày càng phổ biến trong đời sống của người dân, giúp cho việc đi lại và vận chuyển trở nên dễ dàng hơn. Với những thiết bị hiện đại, trẻ con luôn có hứng thú khám phá hoặc tò mò, cần phải giáo dục cho trẻ biết đến văn hóa trong sử dụng thang máy. Bởi trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ tiếp bước truyền thống của cha ông ta. Do đó, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải giáo dục tốt, ngay cả về văn hóa đời sống để xã hội nước ta ngày càng văn minh và hiện đại hơn, tạo tiền đề phát triển tương lai tươi sáng.
Một vài điều cần dạy trẻ trong văn hóa sử dụng thang máy:

1. Nắm rõ cách sử dụng thang máy
Hệ thống lên xuống và các nút bấm trong bảng điều khiển là yếu tố quan trọng khi đi thang máy. Dạy trẻ các vị trí đứng trong cabin để không ảnh hưởng đến người xung quanh. Đặc biệt, để tránh tình trạng bị kẹt cửa thang máy, khi đứng chờ thang phải đứng cách xa cửa khoảng 50 cm – 1m.
2. Văn hóa trong sử dụng thang máy
Đi vào lớp là phải xếp hàng, chúng ta cũng cần áp dụng hình thức này để dạy trẻ xếp hàng khi đi cầu thang máy. Dạy trẻ cách xếp hàng, đứng ngay ngắn, không đùa nghịch, chen lấn, xô đẩy người khác…sẽ hình thành một thói quen tốt cho trẻ, để những thói quen đó theo trẻ đến suốt cuộc đời. Hơn nữa, những ý thức mầm được hình thành, sẽ lan tỏa một làn sóng văn hóa thang máy tốt đẹp trong xã hội.

3. Thang máy không phải là trò chơi
Nhiều khi, trẻ con thấy cánh cửa thang mở ra mở vào hấp dẫn như một thứ trò chơi của mình, nhưng như vậy là vô cùng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần phải răn dạy trẻ phải cẩn thận khi sử dụng, tuyệt đối không coi thang máy là trò chơi. Hơn nữa, thang máy bị đem ra làm trò chơi cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng an toàn cho người sử dụng.
Nhìn nhận từ thực tế, có một số trường hợp gặp tai nạn do thang may gây ra, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Do đó, chúng ta răn dạy con trẻ cách sử dụng thang máy cũng chính là bảo đảm an toàn cho trẻ và những người xung quanh. Giáo dục văn hóa thang máy cho trẻ chính là yếu tố cần thiết cho gia đình và cuộc sống hiện đại ngày nay, để trẻ có thể hình thành thói quen và lối sống an toàn, lành mạnh, từ đó tạo bước đệm phát triển đất nước.

 

Read Full Article

Những chiếc thang máy dần trở nên quen thuộc với người dân ở các thành phố lớn, không chỉ có người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng gần gủi và quen với chiếc thang máy ngay từ những ngày đầu đến trường. Nhưng để tạo cho trẻ được thói quen sử dụng thang máy một cách văn minh và lịch sự nơi công cộng thì là cả 1 vấn đề không hề nhỏ. Bởi những nơi công cộng như siêu thị, các trung tâm mua sắm là những nơi mà chúng ta thường thấy rất nhốn nhao trong lúc chờ và sử dụng thang máy, điều này dễ gây ấn tượng xấu vào đầu các bạn nhỏ về 1 thói quen sử dụng thang máy không tốt.
Ở một số nước phát triển thì trẻ nhỏ nhanh chóng được học cách ứng xử và sử dụng những vật dụng nơi công cộng 1 cách văn minh. Ví dụ như Nhật Bản, một nước có nền văn minh phát triển, ngay từ nhở trẻ em đã được giáo dục các loại hình văn hóa khác nhau: như văn hóa tham gia giao thông, sử dụng thang máy và các phương tiện khác nơi công cộng, điều đó giúp trẻ nhanh chóng hình thành 1 thói quen lịch sự khi bước ra đường.

Có lẽ đấy cũng là 1 lí do để các trường mầm non có áp dụng những phương pháp giáo dục theo chương trình của Nhật. Một trong những phương pháp được áp dụng và truyền đạt tại trường mầm non đó là chương trình “Children Challenge” chủ đề được áp dụng đầu tiên là văn hóa sử dụng thang máy nơi công cộng sẽ được truyền đạt lại cho trẻ.
Dưới đây là 1 số quy tắc dành cho trẻ trường mầm non khi tham gia sử dụng thang máy nơi công cộng:
– Dạy trẻ cách đứng chờ thang máy và nhường lối cho người trong thang máy đi ra như thế nào cho đúng cách.
– Sau khi vào thang máy thì cách chon tầng đến hợp lí cho chính mình và những người xung quanh.
– Dạy trẻ chỗ đứng trong thang máy sao cho phù hợp và không gây ảnh hưởng tới người xung quanh.
– Cần có phép lịch sự khi ở trong thang như chờ thang hoặc nhường đường cho người khác ra trước.
– Dạy trẻ nên có thói quen nói lời cảm ơn với những người đã giúp mình chờ thang hoặc bấm nút thang giúp…
Tuy là 1 bài học hết sức đơn giản nhưng nó lại mang 1 ý nghĩa vô cùng lớn lao và quan trọng đối với sự hình thành 1 thói quen và kỹ năng cho trẻ khi tham gia sử dụng thang máy nơi công cộng không chỉ trong hiện tại mà điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của trẻ sau khi lớn lên.
Để giúp 1 đứa trẻ trở thành 1 người lớn văn minh và lịch sự nơi công cộng, thì ngay hôm nay không chỉ các trường mầm non mà ngay cả các bậc phụ huynh nên là tấm gương để con cái noi theo.

 

Read Full Article

Đi thang máy với con là vấn đề mà nhiều khi chúng ta bỏ quên mất, không mấy quan tâm. Chính vì điều đó đã khiến chúng ta lơ là việc dạy con khi đi thang máy một cách văn minh và lịch sự. Bạn đi thang máy với con, hãy hướng dẫn con thang máy không phải là đồ chơi, không phải là nơi để chơi và cần học cách sử dụng thang máy an toàn. Văn hóa đi thang máy áp dụng chung cho tất cả mọi người và bé sẽ học từ bố mẹ.
Hơn nữa, khi các bé hiểu được cách đi thang máy, cũng sẽ giúp cho chúng tránh được những tai nạn có thể xảy ra. Một vài cách sau mà cha mẹ nên dạy con ngay từ bây giờ:
Dạy trẻ hiểu rõ những nút bấm trên bảng điều khiển.

Hãy chỉ cho con biết tất cả các nút trên bảng điều khiển và chức năng để bé biết tự bảo vệ mình khi cần. Không được thò tay vào giữ cửa mà cần bấm nút giữ cửa mở để không bị kẹp tay. Không phải thang máy nào cũng tự mở khi có người. Hướng dẫn con không được chạm vào cửa thang máy vì bé có thể bị cuốn tay khi cửa mở sang hai bên.
Bảng button điều khiển không phải là trò chơi.
Đừng để trẻ bấm tất cả các nút cho vui hay yêu cầu mọi người đợi để bé bấm tầng nhà mình. Nơi công cộng tất cả mọi người cần được tôn trọng như nhau, không phải là nơi để bé thực hành việc mình thích. Cũng chỉ nên bấm đúng tầng nhà mình.
Hãy kiểm tra xem con bạn có bấm được nút “báo động” trên thang máy khi có sự cố hay không. Nếu không bấm được, đừng bao giờ để con tự đi thang máy một mình nếu không có người lớn trong gia đình đi cùng cho dù bạn nghĩ con đã lớn.

Hình thành thói quen sử dụng thang máy trong đời sống
Hãy dạy con sử dụng thang máy ngay từ khi con biết nhận thức, từ đó sẽ giúp con hình thành thói quen sử dụng thang máy mà không cần người lớn đi cùng. Như vậy sẽ giúp con bạn có nhiều kinh nghiệm hơn khi sử dụng thang máy, đặc biệt hơn qua đó thể hiện con bạn là người văn minh, lịch sự trọng mọi tình uống khi đi thang máy ở bất kể nơi đâu.
Đi thang máy không chỉ giúp cho hoạt động đi lại nhanh và tiện lợi hơn, mà chúng ta cần phải chú ý đến sự an toàn cho mọi người xung quanh. Chất lượng đi an toàn không chỉ nằm ở quy trình lắp đặt và xây dựng, mà nó còn được đặt vào chính ý thức của người sử dụng thang máy.

 

Read Full Article